Nhà máy Tetra Pak Bình Dương được trao Chứng chỉ LEED Vàng

Tetra Pak Bình Dương là nhà máy sản xuất bao bì đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng nhận LEED Vàng - Phiên bản 4
Tetra Pak Bình Dương là nhà máy sản xuất bao bì đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng nhận LEED Vàng - Phiên bản 4
Mới đây, nhà máy sản xuất hộp giấy vô trùng đầu tiên của Việt Nam, do công ty cung cấp giải pháp đóng gói và chế biến thực phẩm hàng đầu thế giới Tetra Pak xây dựng tại Bình Dương, vừa được trao Chứng chỉ LEED Vàng – Phiên bản 4.

Theo đó, tòa nhà sản xuất, văn phòng, tòa nhà hỗ trợ và nhà kho của nhà máy đều đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn của chứng chỉ LEED. Nhờ áp dụng các tiêu chuẩn mới nhất của LEED – phiên bản 4, nhà máy sản xuất giấy Tetra Pak Bình Dương đã đạt được những giá trị bền vững nổi bật, bao gồm:

·         Phủ xanh 34,6ha diện tích của nhà máy với 31 loại cây khác nhau, giúp tăng lượng oxy tại nhà máy lên tới 4 lần, tạo môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên và tăng năng suất lao động.

·         Tiết kiệm 17.6 triệu lít nước/năm.

·         Tái sử dụng và tái chế 65% chất thải.

·         Giảm phát thải 4.000 tấn CO2 ra môi trường mỗi năm, tương đương với 200 chuyến bay vòng quanh thế giới.

·         Hơn 70% sản phẩm trong nhà máy đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về phát thải hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, và đạt được tiêu chuẩn chất lượng không khí nghiêm ngặt đối với 37 hợp chất. Riêng nồng độ formaldehyd thấp hơn tới 66% so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Nhà máy Tetra Pak Bình Dương đạt chuẩn LEED Vàng phiên bản mới nhất, cho phép giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này giúp cho người tiêu dùng Việt Nam khi sử dụng sản phẩm hộp giấy của Tetra Pak chính là sự lựa chọn bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.