Nguyên thiếu tá công an bị tạm giam năm thứ sáu

Nguyên thiếu tá công an bị tạm giam năm thứ sáu
Tp - Người đang bị tạm giam đến năm thứ sáu do bị tình nghi “nhận hối lộ” và “lừa đảo” là ông Phạm Đình Tiếng, nguyên thiếu tá công an công tác tại Phòng CSĐTTP về ma túy Công an TP Hà Nội.

> Hủy một phần án sơ thẩm

Từ khi bị bắt (21-8-2006) đến nay, ông Tiếng liên tục kêu oan. Vụ án của ông Tiếng đã qua hai cấp xét xử, hiện đang trong giai đoạn “điều tra và xét xử lại”.

Nhiều tờ báo, trong đó có Tiền Phong đã có bài phản ánh, vụ án này không chỉ có dấu hiệu oan sai, mà còn có dấu hiệu của hành vi “làm sai lệch hồ sơ”. Thông tin mới nhất, sau khi nhận cáo trạng dựa trên kết quả điều tra lại, TAND TP Hà Nội đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.

Từ khi điều tra lại, ông Tiếng làm đơn đề nghị thay đổi lãnh đạo CQĐT và điều tra viên, nhưng không được trả lời, nên ông Tiếng đã từ chối làm việc với điều tra viên của cơ quan đang điều tra vụ án từ đầu, là C17 Bộ Công an. Lý do đề nghị thay đổi CQĐT, ông Tiếng cho rằng họ “không khách quan”, “có động cơ cá nhân”.

Luật sư của ông Tiếng cho biết, ông Tiếng vẫn minh mẫn, tuy nhiên thể lực bị can này suy giảm rất nhiều so với những năm trước, da bủng beo, mặt sần sùi do bị viêm, các cơ bắp chảy nhão...

Theo luật sư, người bị tạm giam khác một trời một vực với người thụ án cải tạo: Họ không được xét giảm án (nếu tòa tuyên họ phạm tội), không được gần gũi vợ con, không được lao động ngoài trời để rèn luyện thân thể... Tạm giam kéo dài sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng về tinh thần cũng như thể xác của bị can.

Vụ án Phạm Đình Tiếng đang đặt ra những vấn đề cả về xây dựng và thực thi pháp luật.

Trong loạt bài “Tăng dân chủ, giảm oan sai” đăng trên Tiền Phong trước đây, các tác giả từng đặt vấn đề cần sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng hạn chế tối đa việc trả hồ sơ giữa các cơ quan tố tụng.

Đặc biệt là khi đã mở tòa, việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung (hoặc hủy án để điều tra lại) phải gắn với thay đổi cán bộ tiến hành tố tụng, bởi nó cho thấy năng lực chuyên môn và tính khách quan của cán bộ điều tra, kiểm sát, xét xử giai đoạn trước không đáp ứng được yêu cầu.

Vụ án Phạm Đình Tiếng đặt ra một vấn đề nữa, đó là thời gian tạm giam tối đa đối với bị can. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, khi bản án sơ thẩm bị huỷ để điều tra lại, thời hiệu lại được “tính như mới”, đồng nghĩa với việc bị can có thể bị tạm giam “vô biên” nếu các cơ quan tố tụng còn trả hồ sơ cho nhau!

Về việc thực thi pháp luật, vụ án Phạm Đình Tiếng hiện các can phạm liên quan đang thụ án tù, tài liệu quan trọng CQĐT đã thu thập đủ, hoàn toàn không có lý do để cho rằng ông Tiếng ra tại ngoại sẽ “cản trở hoạt động điều tra”.

Ông Tiếng có nhân thân tốt, có địa chỉ cư trú rõ ràng. Gia đình ông Tiếng (vợ, anh, em) đều là những đảng viên, sỹ quan đang công tác trong lực lượng vũ trang, có thể bảo lãnh, thực tế họ đã rất nhiều lần xin bảo lãnh cho ông Tiếng. Chưa ai biết vì lý do gì việc bảo lãnh cho ông Tiếng được tại ngoại hầu tra không được chấp nhận.

Có thể người ta đang làm việc, đang hành xử theo thói quen. Đang điều tra, thì theo thói quen cứ là phải tạm giam bị can. Phải chăng vì thế người ta quen với việc có thể giam một người chưa bị kết án đến bao lâu cũng được...

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.