> Biến chứng thận do đái tháo đường: Nguy hiểm và tốn kém
Ở bé trai có một số trẻ do có dị dạng ở đường tiểu, nhất là dị tật hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại mỗi lần trẻ đi tiểu gây viêm đường tiết niệu ngược dòng.
Một số trẻ không mặc quần hoặc mặc quần thủng đít hoặc lăn lê trên mặt đất cũng rất dễ dàng làm cho đường tiết niệu bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh từ đó gây viêm đường tiết niệu.
Sử dụng bỉm không đúng quy cách cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển làm lây nhiễm cho đường tiết niệu.
Căn nguyên gây viêm đường tiết niệu ở trẻ chủ yếu do vi khuẩn đường ruột loại E.coli. Vi khuẩn E.coli có nhiều trong phân của người, động vật, phân bố khắp nơi và rất dễ lây nhiễm cho con người mỗi khi khi vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân chưa tốt. Trẻ viêm đường niệu có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt kéo dài, đôi khi sốt cao.
Có khoảng từ 10 - 15% số trẻ không sốt mà thân nhiệt lại giảm (trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh mạn tính). Trẻ có biểu hiện biếng ăn, kém chơi, đôi khi nôn hoặc tiêu chảy, trẻ khóc khi tiểu bị đau.
Một số trẻ em trai lớn hơn có động tác sờ vào chỗ kín do đau hoặc khó chịu mỗi khi đi tiểu hoặc sau khi tiểu. Có thể đái dắt, buốt, đi tiểu nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn.
Không nên đóng bỉm một thời gian dài mới thay và luôn kiểm tra bỉm của trẻ đề phòng trẻ vừa đái vừa đi ngoài làm lây lan vi khuẩn gây bệnh sang đường tiết niệu, đặc biệt là trẻ em gái.
Hàng ngày nếu thấy trẻ hay sờ tay vào chỗ kín hoặc thấy trẻ em trai đi tiểu bị phồng ở bao quy đầu hoặc đi đái khó, đái dắt, đái đau nhất thiết phải cho trẻ đi khám.
Cần tập thói quen cho trẻ đi tiểu tự chủ và không để trẻ đái dầm. Chú ý vệ sinh đối với trẻ gái. Cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn thêm rau, hoa quả để tăng lượng nước làm cho hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ tốt hơn. Biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc viêm thận dẫn đến suy thận.