Nguy cơ 'hữu danh vô thực'?

Nguy cơ 'hữu danh vô thực'?
TP - Đây là cảnh báo của nhiều chuyên gia tại tọa đàm “Cấu trúc giám sát tài chính Việt Nam - thực trạng và khuyến nghị chính sách” do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) tổ chức ngày 16/5.

> Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: Lãi suất cho vay cần về mức 10%/năm
> Lạm phát chưa đáng lo ngại

TS Nguyễn Đại Lai, nguyên Phó Vụ trưởng vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước VN) cho rằng, nếu không cơ cấu lại vị thế, chức năng, quyền lực, UBGSTCQG sẽ khó thực hiện nhiệm vụ đã được giao, dễ rơi vào tình trạng “hữu danh vô thực” và không hơn gì các “diễn đàn” đang rối tinh như hẹ ở Mỹ và trong tình cảnh “lực bất tòng tâm”.

Theo ông Tô Ngọc Hưng, Giám đốc Học viện Ngân hàng, cơ sở pháp lý cho UBGSTCQG hoạt động còn nhiều bất cập, do không được trang bị công cụ để cảnh cáo hoặc xử lý các vi phạm trên thị trường tài chính. Ủy ban không có khả năng xây dựng chính sách, văn bản pháp lý làm cơ sở cho hoạt động giám sát.

Đồng quan điểm, PGS-TS Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư (CIEM) cho rằng, theo kinh nghiệm, muốn làm được việc, hiệu quả, việc đầu tiên là phải có nguồn lực, có nhân sự đủ trình độ và đủ cơ sở vật chất. Với ủy ban giám sát, cũng phải trả lời được những câu hỏi như vậy.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG