Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group:

Người 'xoay chuyển' tình huống ngoạn mục

TP - Tại Đại Hội đồng Cổ đông Masan Group vào đầu năm nay, người sáng lập và đứng đầu Masan Group, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Nguyễn Đăng Quang đã thẳng thắn thừa nhận sai lầm khi có lần ông đi “chệch” ra khỏi nguyên tắc của mình. Nhưng đặc biệt hơn khi Chủ tịch Masan nhanh chóng nhận ra và có những bước chiến lược “xoay chuyển” tình huống ngoạn mục.

Chiến lược dài hạn của Masan Group

Điều này được thể hiện trong thông điệp gửi cổ đông được ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Masan Group chia sẻ với các cổ đông tại Đại hội. 

Ông Quang chia sẻ: “Từ bên ngoài nhìn vào, Masan dường như rất phức tạp với quá nhiều lĩnh vực kinh doanh, một công ty đang giảm đà tăng trưởng và chưa rõ chiến lược trong tương lai. Thực ra, chúng ta đang xây những mảnh ghép của một bức tranh lớn. Triển vọng của các công ty thành viên, nguồn nhân lực và đường lối tổ chức của Masan chưa bao giờ mạnh như lúc này”. 

Người 'xoay chuyển' tình huống ngoạn mục ảnh 1 Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group
Thoạt nghe tưởng khó hiểu, nhưng sâu xa với những người từng biết và gắn bó với Masan, đều nhìn ra thông điệp mà ông Quang muốn mang tới.  Một cách gián tiếp, ông đang khẳng định “Masan vẫn tiếp tục dấn bước (keep going) với lý tưởng thật sự”.

Ông cũng nêu rõ các mục tiêu dài hạn mà Tập đoàn sẽ theo đuổi nhằm mang lại giá trị lâu dài cho cổ đông. Một số mục tiêu chính bao gồm: Đặt mục tiêu tăng trưởng hai chữ số xuyên suốt các lĩnh vực kinh doanh; Luôn tái đầu tư lợi nhuận để tạo động lực mang lại tăng trưởng; Tập trung xây dựng thương hiệu mạnh và các phát kiến mới, đồng thời kiểm soát chi phí hiệu quả; Tối đa hóa dòng tiền và duy trì kỷ luật tài chính, không còn phụ thuộc vào chu kỳ thị trường.

Giai đoạn khó khăn nhất của người dẫn đầu

Cũng trong thông điệp tại Đại hội, ông Quang khẳng định Masan đang xây dựng những mảnh ghép của một bức tranh lớn. Những mảnh ghép này quy ra là những lĩnh vực kinh doanh chính của Masan, bao gồm: hàng tiêu dùng, “thịt mát” có thương hiệu và hoá chất chế biến sâu từ vonfram. Bức tranh lớn mà Masan đang hình dung là một tập đoàn tiêu dùng hàng đầu Việt Nam, với vị thế dẫn đầu trong các lĩnh vực kinh doanh với khả năng tăng trưởng cao. 

“Từ bên ngoài nhìn vào, Masan dường như rất phức tạp với quá nhiều lĩnh vực kinh doanh, một công ty đang giảm đà tăng trưởng và chưa rõ chiến lược trong tương lai. Thực ra, chúng ta đang xây những mảnh ghép của một bức tranh lớn. Triển vọng của các công ty thành viên, nguồn nhân lực và đường lối tổ chức của Masan chưa bao giờ mạnh như lúc này”.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Masan Group

Masan Group phải là người dẫn đầu, dẫn dắt thị trường. Đó chính là quan điểm của ông Nguyễn Đăng Quang xuyên suốt những ngày đầu hoạt động của Masan. Tuy nhiên, sai lầm vẫn khó có thể tránh khỏi và cũng đã có một số lần Tập đoàn đối mặt với những thách thức to lớn trong hành trình tăng trưởng của mình. 

Đã có những lúc do theo đuổi lợi nhuận ngắn hạn, Masan Consumer đã mất vị trí Top 3 doanh nghiệp đầu tư vào thương hiệu và rơi xuống Top 10. Có thời gian vào cuối năm 2018, số ngày tồn kho của công ty lên đến 80 ngày so với chỉ 23 ngày như trước. Mảng thức ăn chăn nuôi của Masan Nutri-Science cũng gặp khó chủ yếu là do thị trường, khi giá heo hơi giảm sâu trong năm 2017 khiến cho nhiều đại lý cám đóng cửa và người chăn nuôi phải thu hẹp quy mô hoặc thậm chí treo chuồng. Từ công ty bán thức ăn chăn nuôi phát triển nhanh nhất thị trường, Masan Nutri-Science bị giảm doanh số. Dù mức giảm vẫn là thấp hơn thị trường nhưng hậu quả vẫn rất lớn. 

Masan Resources, doanh nghiệp sở hữu mỏ vonfram Núi Pháo lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc, cũng đã gặp khó khi Masan bắt đầu xây dựng mỏ khi giá vonfram ở “đỉnh” nhưng khi bắt đầu đi vào hoạt động thì giá lại chạm “đáy”. Điều này đã ảnh hưởng đến dòng tiền của Masan khi các hoạt động của Masan Resources là nguồn thu ngoại tệ lớn của Tập đoàn. 

Người 'xoay chuyển' tình huống ngoạn mục ảnh 2 Ngày 19/9/2018, SK Group đã ký kết hợp tác chiến lược và quyết định đầu tư vào Masan. SK Group cũng định giá Masan lên tới 5 tỷ USD, đây là một minh chứng cho nỗ lực của Masan đã được đền đáp
Năm 2018 mở ra một chương mới tươi sáng

Mọi việc thật sự chuyển biến tốt đẹp hơn cho Masan Group khi chuyển sang năm 2018. Kết quả kinh doanh Quý 2/2018 và nửa đầu năm của Masan thật sự sáng sủa và tiếp thêm niềm tin cho cổ đông không lâu sau ngay khi Đại hội diễn ra, giúp cổ đông “mục sở thị” ngay chiến lược xoay chuyển tình thế của Masan sau khi thừa nhận sai lầm. 

Theo lãnh đạo Masan, năm 2018 công ty ước tính doanh thu thuần rơi vào khoảng 45.000-47.000 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm 2017. Lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông của Công ty trong hoạt động kinh doanh chính dự tính sẽ đạt 3.400-4.000 tỷ, tăng 50-80%.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Masan Group ghi nhận 17.458 tỷ đồng doanh thu thuần lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông của Công ty trong hoạt động kinh doanh chính tăng 243%, đạt 1.559 tỷ so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả kinh doanh nửa đầu năm mới đây của Masan vẫn cho thấy hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều đang trên đà tăng trưởng mức hai chữ số như ông Quang kỳ vọng. Cụ thể, Masan Consumer đặt tăng trưởng doanh thu thuần từ 5.496 tỷ đồng lên 7.526 tỷ đồng , tương đương mức tăng trưởng 36,9%. Trong khi đó, doanh thu của Masan Resources tăng 26,6% từ 2.559 tỷ đồng lên 3.239 tỷ đồng. 

Do thị trường phục hồi với giá heo hơi lên đến trên dưới 50.000 đồng/kg dạo gần đây, Masan Nutri-Science đã đạt doanh thu thuần là 3.492 tỷ đồng vào Quý 2/2018, tăng 9,1% so với 3.201 tỷ đồng trong Quý 1/2018. 

Tăng trưởng của Masan Consumer được giải thích là do việc tái đầu tư vào thương hiệu, giảm chi phí khuyến mãi. Theo đó, các khoản đầu tư vào marketing đã tăng lên 60% vào thời điểm báo cáo so với trước. Ngoài ra, chiến lược “premiumization” (cao cấp hóa danh mục sản phẩm) với các sản phẩm như Nam Ngư Nhãn Vàng, Nam Ngư Phú Quốc, Tam Thái Tử Thượng Hạng, mì ly Omachi…đang đem lại kết quả với biên lợi nhuận cao hơn.

Người 'xoay chuyển' tình huống ngoạn mục ảnh 3 Tăng trưởng của Masan Consumer cũng đang rất ngoạn mục ghi dấu

Nỗ lực xây dựng thương hiệu của MCH còn được chứng minh qua kết quả nghiên cứu Brand Footprint 2017 của Kantar Worldpanel: với 6 nhãn hiệu nằm trong Top 10 các thương hiệu mạnh về thực phẩm và đồ uống tại khu vực Nông thôn, Masan Consumer sở hữu số lượng thương hiệu mạnh nhiều nhất trong ngành. Đặc biệt, nhãn hiệu Nam Ngư “tiếp tục là thương hiệu Thực phẩm được chọn mua nhiều nhất ở Nông thôn đồng thời đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng Thành Thị. 

Masan Resources cũng vừa mua lại cổ phần của đối tác H.C. Starck nhằm sở hữu 100% nhà máy chế biến vonfram cận sâu (midstream), và đang tìm kiếm các đối tác nhằm sở hữu công nghệ chế biến sâu (downstream) vonfram nhằm gia nhập thị trường hoá chất chế biến sâu từ vonfram trị giá đến 11 tỷ USD. 

Ngoài ra, cuối năm nay Masan Nutri-Science sẽ tung ra các sản phẩm “thịt mát” đầu tiên, hợp vệ sinh, truy xuất được nguồn gốc, và được kỳ vọng sẽ tạo ra xu hướng sử dụng thịt mới.

Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2018 cho thấy những ngành kinh doanh truyền thống của Masan Group như thực phẩm tiện lợi, gia vị… đang tái tăng trưởng thần tốc sau nhiều năm, được dẫn dắt bởi các phát kiến mới và chiến lược marketing hiệu quả. Những ngành mới như đồ uống, thịt và chế biến sâu vonfram… sẽ là những động lực tăng trưởng mới trong tương lai. 

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.