Nghệ sĩ nhiếp ảnh Mai Nam và những kỷ niệm thuở ban đầu

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Mai Nam và những kỷ niệm thuở ban đầu
TP - Năm 1949, chàng thanh niên Tôn Sơn (tên thật của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Mai Nam) theo chân những người lính của Trung đoàn Thủ Đô lên chiến khu Việt Bắc làm việc trong Ban Tuyên huấn T.Ư Đoàn Thanh niên Cứu quốc.

> 60 năm trong đội ngũ tiên phong
> Báo Tiền Phong nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Một thời gian thì báo Tiền Phong chuẩn bị ra, ông được chuyển sang đó làm, cùng với người anh ruột là họa sĩ Tôn Đức Lượng. Gọi là làm báo nhưng thực ra ngày chỉ ở tòa soạn viết li-tô (viết chữ ngược bằng mực tím lên mặt đá nhẵn để in báo), sửa lỗi và đi nhà in.

Tháng 10/1953, khi toàn bộ số 1 Tiền Phong đã được chuẩn bị xong, ông được cử mang đi nhà in, bằng xe đạp. Nhà in cách trụ sở báo ở Bản Dõn, Sơn Dương, Tuyên Quang hơn 70 cây số đường rừng. Ông đạp xe trèo đèo lội suối cật lực mất gần một ngày mới tới nơi. Sau đó phải ở lại nhà in để sửa bản in và đợi báo ra cho đến giữa tháng 11/1953.

Chiều ngày 15/11/1953, Tôn Sơn đèo sau xe một tập báo dày về đến cơ quan. Mọi người reo hò chạy ra đón mừng. Tối cả tòa soạn họp rút kinh nghiệm trên số báo. Sáng hôm sau, 16/11/1953, báo chính thức phát hành số lượng 1.000 bản của mình. Báo Tiền Phong chính thức ra đời.

Sau một thời gian, tòa soạn được trang bị một chiếc máy ảnh Fed của Liên Xô cũ, ông nhìn thấy là đã mê, bám theo người được giữ máy để học hỏi. Toàn học chay vì phim hồi đó hiếm và quý như vàng.

Lần đầu tiên đi chụp ảnh theo phân công của tòa soạn ở Thái Nguyên, ông hồi hộp đạp xe đến nơi được biết là chụp hoạt động của Tổng Bí thư Trường Chinh nên càng lo. Chụp rồi, cả tháng sau, trên đường về tiếp quản Thủ đô qua thị xã Sơn Tây mới tráng được phim. Thật may là ảnh khá đẹp và một bức sau đó được chọn để in trên trang 1 báo Tiền Phong khi đã xuất bản ở Hà Nội. Đây là bức ảnh đầu tiên của ông đươc đăng báo và cũng từ đó ông lấy bút danh Mai Nam.

Về Hà Nội, ông được phân công phụ trách trang ảnh. Ông đã tìm các tài liệu để học thêm. Nhờ cầu thị và chịu khó làm việc, ông đã trở thành một nghệ sĩ, một phóng viên nhiếp ảnh tầm cỡ trong giai đoạn đất nước có chiến tranh, để lại những tấm ảnh nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà cả nước ngoài, như “Cảnh giác”, “Chạy đâu cho thoát”, “Đi trực chiến”...

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.