Ngày thi cận kề, sinh viên gia sức ‘cày’ đêm

Ngày thi cận kề, sinh viên gia sức ‘cày’ đêm
Tình trạng nước đến chân mới nhảy ngày càng phổ biến trong giới sinh viên. Khi ngày thi cận kề, rất nhiều sinh mới lôi sách, vở, tài liệu ra và bắt đầu “cày” ngày đêm để dồn toàn bộ khối lượng kiến thức khổng lồ của cả học kì vào đầu trong vòng một thời gian cực ngắn

Ngày thi cận kề, sinh viên gia sức ‘cày’ đêm

Tình trạng nước đến chân mới nhảy ngày càng phổ biến trong giới sinh viên. Khi ngày thi cận kề, rất nhiều sinh mới lôi sách, vở, tài liệu ra và bắt đầu “cày” ngày đêm để dồn toàn bộ khối lượng kiến thức khổng lồ của cả học kì vào đầu trong vòng một thời gian cực ngắn.

Sinh viên học bài trong kí túc xá ĐH Quốc gia TP HCM vào mùa thi
Sinh viên học bài trong kí túc xá ĐH Quốc gia TP HCM vào mùa thi.

Đối với bậc phổ thông, hàng ngày bắt buộc học sinh phải hoàn thành bài tập về nhà và đối mặt với hàng loạt bài kiểm tra miệng, 15 phút, một tiết. Trước những bài kiểm tra bất ngờ đó buộc học sinh phải luôn chuẩn bị tâm lý, kiến thức để vượt qua.

Khác hoàn toàn với phương thức học tập trên, ở bậc đại học thông thường một học kỳ sinh viên chỉ phải trải qua 2 lần kiểm tra vào giữa kỳ và cuối kỳ.

Áp lực thi cử tuy lớn nhưng không mang tính bất ngờ và thường xuyên khiến nhiều sinh viên lơ là học tập và chỉ bắt đầu ôn tập khi nhà trường thông báo lịch thi cụ thể.

Thay đổi phương thức học, cho rằng nội dung thi của những môn đại cương thuần lý thuyết có sẵn trong tài liệu.

Ngoài ra tâm lí vui mừng khi mới đậu đại học phải tận hưởng, vui chơi bù lại khoảng thời gian ôn thi căng thẳng là một trong nhiều nguyên nhân khiến tân sinh viên chạy nước rút trong kì thi.

Lê Văn Phúc (sinh viên năm nhất Trường ĐH Nông lâm TP.HCM) cho biết: “Tụi mình đi học về là chỉ có xem phim và chơi game thôi chứ không có học hành gì. Tới khoảng một tháng trước kì thi mới bắt đầu học”.

Không chỉ tân sinh viên mà những sinh viên năm 3, 4 cũng không phải ngoại lệ. Hàng ngàn lý do được sinh viên đưa ra bao gồm trường lớp và cả tâm lý lây lan từ bạn bè.

“Mình ở trong Kí túc xá, phòng 8 đứa, không có đứa nào học bài hết. Mỗi lần lấy sách vở ra học là tụi nó bảo học làm gì, để gần thi hãy học mới không bị quên. Vậy là đến lúc gần thi phải trắng đêm chứ không là phải đóng tiền “ngu” để học lại”, Anh Tuấn (sinh viên ĐH Nông lâm TP.HCM) nói.

Một hệ quả tất yếu của những trường hợp này là đến mùa thi phải thức trắng đêm để “cày” . Thậm chí thường xuyên sử dụng cà phê, trà xanh nhiều để tỉnh ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Võ Nhật Lệ (sinh viên trường CĐ Văn hóa, Du lịch và Nghệ thuật Sài Gòn) cho biết gần như phải thức cả đêm khi gần ngày thi. Ngoài ra còn thường phải uống cà phê hoặc trà xanh để giữ tỉnh táo.

Có người cả kỳ không đến lớp, không chép bài nên cũng chẳng biết học ở đâu. Vào những mùa thi hết môn, chẳng lạ lùng gì khi thư viện các trường lúc nào cũng đông nghịt, kí túc xá thì sáng đèn suốt đêm.

Tô Ngọc Lan (sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM): “Mình ở kí túc xá vào mùa thi hầu như phòng nào cũng thức khuya học bài. Bình thường phòng 11 giờ tắt điện ai làm gì thì mở điện bàn nhưng tới mùa học bật cả đêm thay phiên nhau học. Phòng tự học cũng đông nghịt không còn chỗ”.

Tuy nhiên lượng kiến thức quá nhiều, lại không theo dõi thường xuyên khiến nhiều sinh viên nản lòng và chấp nhận kết quả đáng buồn.

“Mình học 7 môn một học kỳ mà rớt đến 4 môn, mấy môn còn lại điểm chỉ vừa đủ qua. Đó là bài học nhớ đời nhất của mình khi còn là sinh viên năm 2”, Vũ Ngọc Trung (sinh viên năm 3 Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) chia sẻ.

Theo Một thế giới

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.