Ngày Tết, đừng để những cuộc nhậu làm bạn quên mất bữa ăn gia đình

Không biết từ lúc nào, ăn Tất niên trở thành một “nghi lễ” khiến người người lao vào những cuộc ăn uống, nhậu nhẹt với hết nhóm bạn này, công ty kia, khách hàng nọ. Lịch ăn Tất niên kín mít cả tháng Chạp đến nỗi bữa cơm gia đình trở thành điều xa xỉ.

“Đi ăn Tất niên: Không đi không được”

Là nhân viên kinh doanh, việc gặp gỡ đối tác, khách hàng đối với anh Hùng (Cầu Giấy) là một chuyện rất bình thường, những ngày đi làm về muộn vì còn bận làm việc với khách trên bàn nhậu không có gì xa lạ với vợ con anh. Thế nhưng, cận Tết gia đình anh lại càng hiếm khi gặp nhau, cũng vì một cái lẽ:  “đi ăn Tất niên: không đi không được”.

Danh sách đi ăn Tất niên không bao giờ đếm xuể với đủ các mối quan hệ từ bạn bè các cấp, bạn học lớp lái xe, đồng nghiệp cũ, công ty, phòng ban. Cứ thế, việc đi ăn Tất niên trở thành một phần của những ngày trước Tết và chiếm trọn thời gian nhẽ ra anh có thể dành cho gia đình.

Cuộc sống ngày nay ngặt nghèo thay, đẩy rất nhiều người vào câu chuyện như của anh Hùng. Bữa cơm Tất niên không chỉ là bữa cơm ngày cuối năm, tổ chức trong nhà, ăn uống bên nhau ấm áp mà nó có thể diễn ra tại bất cứ quán nhậu, nhà hàng, karaoke nào. Đôi khi muốn trốn cũng không được bởi “cả năm không gặp nhau, chú mà không đến là không quý anh”. Chưa kể bữa Tất niên được coi như cơ hội xả hết những mệt mỏi, vất vả của một năm cũ để sang năm sau kinh doanh tốt hơn, năm mới thảnh thơi, phát triển phơi phới.

Ngày Tết, đừng để những cuộc nhậu làm bạn quên mất bữa ăn gia đình ảnh 1 Tất niên đang trở thành cái cớ cho những buổi nhậu nhẹt liên miên những ngày cận Tết (Ảnh: Internet)

Muôn vàn lý do để Tất niên trở thành cái cớ cho những mối quan hệ được kết nối chặt  chẽ hơn nhưng mối quan hệ quan trọng nhất là gia đình đôi khi lại bị bỏ ngỏ.

Vợ không còn muốn đợi chồng về ăn cơm

Ở Việt Nam, người đàn ông ít nhậu nhẹt, bia bọt mới là của hiếm, còn đa phần “vì công việc” đều trở thành những người làm việc 11 tiếng một ngày mà trong đó 3 tiếng là ở trên bàn nhậu. Câu chuyện chồng về muộn dù vẫn luôn là một nỗi thở dài của các chị em nhưng hầu hết không còn xa lạ.

Chị Hoài Phương (Đống Đa) chia sẻ: “Chỉ có vợ chồng son mới có kiểu chờ cơm thôi, chứ bây giờ ít người chờ cơm chồng mòn mỏi đến 10h đêm lắm, đa phần là mẹ con ăn trước với nhau rồi nghỉ ngơi, để phần cơm lại nhỡ chồng cần ăn thêm”. Đó là cách xoay sở của người phụ nữ để họ vừa lo được cho gia đình, vừa chăm sóc cho bản thân mình thay vì ngồi ngóng trông chồng trong từng bữa cơm trước Tết. Nhưng dù sao, trong câu nói của họ vẫn phảng phất một nỗi buồn và sự trống vắng dai dẳng.

Cái cảm giác mâm cơm nóng hổi, xới cơm, gắp thức ăn cho nhau, gật gù bên mâm cơm gia đình dần nhạt nhòa trong mỗi gia đình đến mức chuyện “mạnh ai nấy ăn” trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Tình cảm vợ chồng, cha con cứ nguội lạnh dần và tạo ra những khoảng cách vô hình mới.

Ngày Tết, đừng để những cuộc nhậu làm bạn quên mất bữa ăn gia đình ảnh 2 (Ảnh: Internet)

Các cụ vẫn bảo ý nghĩa của ngày tết được tạo nên từ những ngày cả gia đình chuẩn bị Tết cùng nhau, thời điểm đón giao thừa và chào đón năm mới. Nhưng rõ ràng cuộc sống hối hả, bận rộn với các mối quan hệ bên ngoài đang dần đánh mất một nửa ý nghĩa thật sự của dịp Tết.

Đàn ông nên làm gì để gia đình không còn khoảng cách?

Thật ra, đàn ông đi nhậu, đi Tất niên không phải là sở thích, không phải là ham vui mà nhìn một cách khách quan rõ ràng thì đó cũng một phần vì công việc. Thế nhưng, nhiều người không biết cách từ chối và nghĩ ra rất nhiều chiêu trò để tránh gây bất hòa với vợ. Trên mạng xã hội, một clip viral đã bật mí mưu mẹo đàn ông dạy cho nhau khiến nhiều người bật cười vì quá giống.

 

Những “bài vở” đó dù có hiệu quả lúc này lúc kia nhưng điều quan trọng nhất vẫn phải cần sự san sẻ chân thành. Người chồng cần biết cách nói chuyện với vợ để người vợ hiểu những mối quan hệ công việc của mình. Không cứ phải tặng hoa, tặng đồ ăn cho vợ là vợ vui, những hành động mang tính chủ động từ phía người chồng, những cử chỉ, lời nói chân thành nơi căn bếp, cùng san sẻ những điều giản dị và yêu thương như clip trên truyền đạt mới là điều quan trọng nhất.

Những ngày cận Tết, chắc chắn vợ sẽ rất vui nếu chồng cùng đi mua sắm, mua thực phẩm, đồ nấu bếp an toàn cho sức khỏe của cả gia đình. Với những ông chồng còn chưa biết cách bày tỏ tình cảm, có thể mua tặng vợ ngày Tết một bộ nồi, đồ gia dụng chất lượng chuẩn Châu Âu như Elmich, vừa thể hiện sự am hiểu về an toàn sức khỏe trong lựa chọn đồ bếp, vừa thể hiện sự san sẻ yêu thương với những người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng có thể trổ tài nấu nướng tạo bất ngờ hoặc chuẩn bị bữa cơm với người vợ chắc chắn sẽ mang đến những khoảng khắc ngọt ngào, ấm áp những ngày cuối đông, đầu xuân của gia đình.

MỚI - NÓNG