Ngành Kinh doanh quốc tế trong thế giới “phẳng” cần yếu tố gì?

0:00 / 0:00
0:00
Khi công nghệ càng phát triển, thế giới càng “phẳng”, yếu tố toàn cầu ngày càng nâng cao, theo học ngành Kinh doanh quốc tế sẽ có nhiều hướng thực hành và lựa chọn nghề nghiệp hơn.

Công việc của ngành học này cho phép chúng ta hội nhập và trở thành công dân toàn cầu ngay tại đất nước của mình trước bối cảnh hiện đại. Hội nhập quốc tế với trọng tâm là hội nhập kinh tế cũng là xu hướng đang diễn ra trên thế giới. Vì vậy, không quá khi nói ngành Kinh doanh quốc tế có triển vọng phát triển rất mạnh mẽ.

Sự bùng nổ của công nghệ đã thu hẹp khoảng cách về không gian và thời gian giữa các quốc gia, điều này giúp cho các giao dịch giữa các chủ thể kinh tế ở các nước khác nhau diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Ngành Kinh doanh quốc tế trong thế giới “phẳng” cần yếu tố gì? ảnh 1

Môi trường học tập quốc tế là tạo lợi thế về ngoại ngữ cho sinh viên

Dù tình trạng biến động chung do dịch bệnh gây ra, lĩnh vực kinh tế vẫn được duy trì và phát triển nhờ vào công nghệ. Có thể nói, Kinh doanh quốc tế đã không bị làn sóng Covid-19 “nhấn chìm”.

Đặc biệt, sự tham gia tích cực các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, đã mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam nói chung và ngành Kinh doanh quốc tế nói riêng. Theo thống kê của Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI, đến nay, Việt Nam đã chính thức ký kết thực hiện 14 FTA, 1 FTA đã chính thức ký kết chờ phê chuẩn (sắp có hiệu lực) và đang đàm phán 2 FTA.

Nhìn thấy tiềm năng phát triển sâu rộng của ngành Kinh doanh quốc tế, nhiều trường đại học khối ngành kinh tế đã và đang đầu tư rất nhiều trong việc đào tạo ngành học được xem là xu hướng này. Trong đó, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) chú trọng vào tính quốc tế để sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế có chương trình học tập chất lượng.

Kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia. Nói một cách dễ hiểu, Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thỏa mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.

Ngành Kinh doanh quốc tế trong thế giới “phẳng” cần yếu tố gì? ảnh 2

Những chuyến tham quan doanh nghiệp quốc tế được UEF chú trọng tổ chức

Để tạo thêm trải nghiệm thực tế cho sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế về viễn cảnh phát triển của ngành, một số cuộc thi về kinh doanh quy mô quốc tế vẫn diễn ra trực tuyến để các bạn tham gia. Điển hình là cuộc thi khởi nghiệp quốc tế Idea to Business (I2B) được tổ chức bởi Universitas Esa Unggul và Academy of Entrepreneurs Australia mà sinh viên đã chinh phục với thành tích giải Nhì hạng mục “Best Non-Digital Business Concept”.

Với kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,... Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, với các vị trí nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không; nhân viên xuất nhập khẩu; chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế; chuyên gia nghiên cứu thị trường; chuyên gia marketing quốc tế; chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng; chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế; chuyên gia xúc tiến thương mại; nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế; chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về kinh doanh quốc tế.

Trong thời buổi hội nhập, ngành Kinh doanh quốc tế là “cánh cửa” mở ra nhiều cơ hội để các bạn theo đuổi. Khi thế giới ngày càng “phẳng” với công nghệ phát triển, xu hướng lựa chọn ngành học mang tính toàn cầu tăng cao. Môi trường học tập quốc tế như UEF cũng là một trong những lựa chọn ưu việt cho các bạn trẻ theo đuổi ngành Kinh doanh quốc tế.

Ngành Kinh doanh quốc tế trong thế giới “phẳng” cần yếu tố gì? ảnh 3

UEF nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ 15/2

Năm 2022, UEF xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế theo 4 phương thức: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn; Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ; Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.

MỚI - NÓNG