Ngành công nghiệp karaoke: kẻ thành danh người thất bại

Ngành công nghiệp karaoke: kẻ thành danh người thất bại
Từ một thị trường sôi động suốt hai thập niên ở Việt Nam, nhưng đến nay mảng kinh doanh đầu karaoke đang dần rút lui trước sự lên ngôi của giải trí online, nhiều tên tuổi lớn dừng bước hoặc chuyển đổi sang hình ảnh mới.

Thương hiệu lớn ra đi đầu không ngoảnh lại

Bắt đầu từ cuối năm 2018 và nửa đầu năm 2019, cái tên Arirang lại một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận, nhưng không phải như cách đây một thập niên khi thương hiệu này vươn lên thành một trong 3 cái tên chiếm lĩnh thị trường đầu karaoke. Các cổ đông của Công ty cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận - Maseco (chủ sở hữu thương hiệu Arirang) dần thoái vốn, đẩy Ariang đến một kết cục đã thấy trước. Tháng 8/2019, Maseco chính thức dừng kinh doanh thương hiệu Arirang và tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng cho bên nào có nhu cầu.

Từ chỗ mang lại doanh thu cả ngàn tỷ đồng và lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, các thiết bị hát karaoke, loa kẹo kéo đã đưa Arirang gần chiếm lĩnh thị phần miền Nam và vươn ra miền Bắc, nhưng mọi thứ lại đi xuống từ năm 2014 đến nay. Doanh thu thuần của Arirang trượt dốc không phanh từ gần 700 tỷ xuống 173,5 tỷ vào năm 2018.

Quyết định cắt bỏ Arirang của Maseco sau gần 2 thập kỷ tồn tại trên thị trường là nước đi bắt buộc, mà theo công ty để đạt mục tiêu tái cơ cấu toàn bộ hoạt động, có lãi trở lại từ năm 2020. Trong đó lĩnh vực kinh doanh chính sẽ là bất động sản và ô tô.

Cũng từng làm “mưa gió” tại các phòng hát và hộ gia đình một thập niên về trước, đầu karaoke California dần vắng bóng từ vài năm trở lại đây. Tương tự công ty Viettronics Tân Bình cũng đã ngưng sản xuất đầu karaoke và đang giải quyết lượng hàng tồn.

Ngành công nghiệp karaoke: kẻ thành danh người thất bại ảnh 1  

Một tên tuổi khác của làng sản xuất đầu Karaoke công ty cổ phần điện tử Hồ Gươm gần đây đã tìm hướng tái cơ cấu lại trước những khó khăn của thị trường. Một lãnh đạo của công ty cho biết dung lượng bán ra của VietKTV (một thương hiệu của Công ty điện tử Hồ Gươm) trung bình khoảng 30 đến 50 ngàn sản phẩm/ năm, nhưng ngành karaoke với khách hàng chính là các quán hát thì có giới hạn, khó phát triển hơn. “Trong khi đó, khách hàng cá nhân lại dần bị thu hẹp bởi sự lên ngôi của smart tivi với giá ngày càng giảm. Ngay cả điện thoại thông minh, đầu kỹ thuật số kết nối internet cũng dễ dàng trở thành vật giải trí càng khiến các thiết bị đầu hát karaoke dần thất thế, ế ẩm”, vị này chia sẻ.

Khảo sát khu chợ điện tử lớn nhất Hà Nội trên phố Hai Bà Trưng và khu “chợ giời” thì các đầu karaoke vi tính hiện không còn bày bán nhiều, nếu có khách hỏi thì chủ hàng vẫn cho biết còn hàng trong kho, giá chỉ từ hơn 2 triệu đồng. Tương tự ở khu chợ Nhật Tảo (Tp.HCM), sự nhộn nhịp ở khu bán đầu hát karaoke như các đây 5, 7 năm gần như không còn, nhiều chủ hàng giảm giá sâu để đẩy hàng tồn nhưng giờ kiếm khách mua là rất khó.

Sự đi xuống của thị trường đầu hát karaoke đã thấy rõ từ vài năm trở lại đây và đó cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều “ông lớn” trong ngành ra đi “đầu không ngoảnh lại”.

Tìm hướng đi mới hay là chết

Trong bối cảnh cuộc chạy đua ở lĩnh vực kinh doanh công nghệ liên tục biến đổi như vũ bão, điển hình ở mảng điện thoại hay ti-vi là thấy rõ nhất, kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt, ngành đầu hát karaoke tưởng vùi tắt nhưng vẫn “le lói” những tín hiệu khả quan.

Không thể chậm chân để thụt lùi, mới đây công ty điện tử Hồ Gươm đã công bố việc chia tách thương hiệu VietKTV thành hai con đường riêng biệt, mở thêm thương hiệu VietK. Sự kiện này khiến nhiều khách hàng quen băn khoăn, nhưng với những người đang lèo lái “con thuyền” điện tử Hồ Gươm lại thấu hiểu hơn ai hết.

Ngành công nghiệp karaoke: kẻ thành danh người thất bại ảnh 2 Anh Kiên Vũ, CEO của Hồ Gươm

Anh Kiên Vũ, CEO của Hồ Gươm cho biết: “ Thế hệ sản phẩm VietK ra đời không chỉ kế thừa những kinh nghiệm và thành công từ VietKTV trước đây trong lĩnh vực đầu hát karaoke mà còn tiến xa hơn nữa. Chúng tôi sẵn sàng cạnh tranh với những ông lớn trong ngành giải trí kỹ thuật số. Dấn thân sâu hơn vào mảng khách hàng gia đình bằng những sản phẩm thế hệ mới tích hợp thế giới giải trí trong một chiếc hộp thông minh”.Với định hướng mới như vậy chúng tôi xây dựng một hệ sinh thái mang thương hiệu VietK đồng thời quyết định chuyển nhượng thương hiệu cũ VietKTV, là thương hiệu gắn liền với các thiết bị KTV(karaoke) cho một đối tác khác để Hồ Gươm có thể tập trung toàn tâm toàn ý cho việc phát triển một hệ sinh thái đầy đủ, tối ưu và đột phá về công nghệ nhất.

Ngành công nghiệp karaoke: kẻ thành danh người thất bại ảnh 3  

Sản phẩm của VietK hiện đang chuẩn bị “chào sân” với hai dòng thiết bị phục vụ phòng hát và hộ gia đình là VietK 4K plus và VietK KTV Pro. Đáng chú ý, đầu karaoke VietK thế hệ mới ứng dụng các công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo mục tiêu mang tới chất lượng đầu ra hoàn hảo, tiết kiệm chi phí đầu tư hơn cũng như dễ dàng cập nhật bài hát theo xu hướng mới tự động, thông minh. Chưa kể các tiện ích ứng dụng sẽ được tích hợp đi kèm như phần mềm quản lý quán hát, phần mềm đặt phòng hát tương tự Grab,  tích hợp thanh toán không tiền mặt sẽ hỗ trợ các chủ quán hát có được một giải pháp trọn vẹn trong quản lý và giảm thiểu tối đa thời gian phòng trống. Khi đó việc tối ưu hoá cho đầu tư kinh doanh quán Karaoke sẽ nhẹ nhàng hơn, kích thích đầu tư, quản lý theo hướng 4.0

Ngành công nghiệp karaoke: kẻ thành danh người thất bại ảnh 4  

“Sản phẩm cạnh tranh được về giá bán chưa đủ, mà còn phải chiếm được tình cảm của khách hàng thông qua nhu cầu giải trí mới của họ. Vì vậy, VietK không chỉ phát triển thiết bị phần cứng mà còn chú trọng xây dựng phần mềm, App phù hợp dễ nâng cấp, phục vụ khách hàng theo hướng cung cấp dịch vụ nhiều trải nghiệm thay vì cách đi thương mại truyền thống. Đó là hướng đi tôi cho là đúng và sẽ tự tin làm thị trường đầu hát karaoke sống lại”, anh Kiên tự tin nói.

Sau nhiều năm liền đi xuống, cùng với vị thế không như xưa, khi các tên tuổi đầu hát karaoke người rút kui, kẻ dần thoái trào thì việc tìm hướng đi mới để vực dậy thị trường giải trí vẫn còn tiềm năng như VietK đang làm có thể là điều mới mẻ và cần thời gian chứng minh. Nhưng “tìm hướng đi mới hay là chết” chắc chắn là đề bài chung của các doanh nghiệp này nếu không muốn để mất thị phần trong nước cho nước ngoài.

MỚI - NÓNG