Ngán cơm sau... kẻng

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Thú thật là chúng tôi có ăn cơm trước kẻng rồi mới cưới. Nhưng sao ăn vụng thì ngon, còn chính thức vợ chồng thì đâm ra chán. Xin chuyên gia tư vấn có cách nào khắc phục?

Trả lời:

“Ăn cơm trước kẻng”, hay “ăn vụng” đều là lối nói chỉ sự vi phạm quy định ăn uống của “thực khách”, có điều khi nói như vậy người ta có ý thức rõ ràng là mình đang làm điều sai quấy. Ăn khi chưa đến lúc hoặc không được phép, người ta thường kèm theo tâm trạng hồi hộp, lo lắng, vội vã, sợ bị bắt gặp, vậy mà miếng ăn lại ngon hơn lúc người ta bê lên cho mình riêng một mâm. 

Chẳng trách các cụ nói” “Của ăn vụng bao giờ cũng ngon”, cái ngon là do tâm trạng của kẻ ăn vụng mang lại, nó như là một “chiến lợi phẩm” bất ngờ, một “món quà” bất ngờ vậy!

Em hỏi “Nhưng sao ăn vụng thì ngon, còn chính thức vợ chồng thì đâm ra chán?”, tức là hai em đã nằm trong số những người “phá rào” nói ở trên. Câu hỏi tiếp theo của em cũng không khó, cốt là hai vợ chồng có thiện chí và quyết tâm cao.

Khi biết ăn vụng là ngon thì giải pháp chính là “ăn vụng”, cụ thể hơn, vợ chồng em hãy biến “bữa ăn” đơn điệu, dễ nhàm chán của mình thành… ăn vụng! Xin nói ngay để tránh gây hiểu lầm, ý Bằng Hữu là mình cần trang bị cho các buổi giao ban của vợ chồng các yếu tố gây hứng thú, bất ngờ, khó đoán, lạ lẫm, và nếu cần, cả hồi hộp nữa càng tốt.

Trước hết, vợ chồng em hãy “đa dạng hóa” địa điểm và thời gian giao ban, thường xuyên thay đổi quy trình, tuần tự và kiểu cách “họp hành”. Có khi vội vã chút, có khi “bạo lực” chút, có khi bất ngờ chút, có khi lạ kiểu chút. Chỉ cần hai em nhớ cho điều này “Sự nhàm chán, đơn điệu giết chết hứng thú trong quan hệ vợ chồng!”, thì đã coi như thành công một nửa rồi.

Hãy biến những lần gặp nhau thành… “ăn vụng” và đến với nhau trong một sự hồi hộp dễ chịu, để đổi mới cuộc sống chăn gối của hai vợ chồng, Ngọc Anh nhé!

Theo Phunuonline
MỚI - NÓNG