Nga, Trung quan ngại về NMD Mỹ ở châu Á

Nga, Trung quan ngại về NMD Mỹ ở châu Á
Nga và Trung Quốc thấy ngày càng đáng lo ngại trước thực tế triển khai nhóm phòng thủ chống tên lửa của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đó là tuyên bố của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin.
Nga, Trung quan ngại về NMD Mỹ ở châu Á ảnh 1

Mỹ dự định tăng cường một cách đáng kể lực lượng phòng thủ lá chắn tên lửa của mình ở châu Á. Người Mỹ có kế hoạch bố trí bổ sung tại Alyaska 14 tên lửa đánh chặn, thiết lập trạm radar theo dõi thứ hai ở Nhật Bản.

Mỹ cũng sẽ tăng cường tiềm năng tên lửa của một đồng minh khác là Hàn Quốc. Matxcơva và Bắc Kinh tin rằng điều đó vi phạm sự cân bằng lực lượng chiến lược trên thế giới. Người Mỹ đã mưu mẹo khi nói rằng hệ thống NMD của họ thuần túy nhằm mục đích duy nhất là vô hiệu hóa mối đe dọa tên lửa CHDCND Triều Tiên, - Thượng tướng Viktor Esin cựu thủ trưởng Lực lượng tên lửa chiến lược Nga nêu nhận xét.

“Mỹ đang kiến thiết hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu để hạ thấp tiềm năng lực lượng hạt nhân của Nga cũng như của Trung Quốc. Rõ ràng những gì Washington chuẩn bị không phải sự đáp trả đáp ứng tương ứng với Triều Tiên, vì vậy Trung Quốc thực sự lo ngại. Đối đầu với Mỹ, Bắc Kinh tìm kiếm đối tác và biết rằng Matxcơva cũng không hài lòng với hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ”.

Quan hệ đối tác của Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực này đã bắt đầu từ cách đây vài năm với việc trao đổi thông tin. Sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Matxcơva một tháng trước đây, hai bên nhấn mạnh sự phối hợp lập trường và gia tăng hành động cùng nhau.

Những mối đe dọa và thách thức chung về an ninh thúc đẩy Matxcơva và Bắc Kinh cùng nhau tìm kiếm câu trả lời thích đáng cho hành động của Hoa Kỳ, - ông Andrey Vinogradov lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và dự báo chính trị nêu ý kiến.

“Nếu Nga và Trung Quốc đi tới đạt kết quả đồng thuận với nhau về những hoạt động chung về chống lại hệ thống phòng thủ tên lửa đã được tạo lập, thì như vậy sẽ là chỉ báo quan trọng về sự tin cậy sâu sắc trong quá trình hợp tác của hai nước, đồng thời phản ánh triển vọng phát triển tình hình trong khu vực”.

Các chuyên viên hiện thời chưa sẵn sàng dự đoán rằng chính Nga và Trung Quốc sẽ cùng nhau chống lại phân khúc châu Á của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Nhưng, ông Vladimir Evseev Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị-Xã hội lưu ý rằng không giống như Nga, Trung Quốc không có hệ thống tổ hợp để phản ứng lại các cuộc tấn công tên lửa.

“Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ về thực chất đã tạo ra một vòng tròn hoàn chỉnh - từ Alyaska cho đến Australia. Bao gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines. Bắc Kinh sẽ tập trung chú ý vào biên giới của hệ thống NMD này, bởi khả năng của Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo liên lục địa vẫn còn hạn chế”.

Đồng thời, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cũng đã lưu ý đến tuyên bố của các chuyên viên Trung Quốc. Họ đề xuất phát triển tiềm năng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc để quốc gia này có thể vượt hơn lá chắn tên lửa của Hoa Kỳ. Còn Nga sẽ có ở vùng Viễn Đông những trang bị vũ khí với cơ số cần thiết để đập tan bất kỳ sự xâm lược tiềm năng nào trong khu vực, - Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin cho biết.

Theo Voice of Russia

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.