Nga đối phó với NMD của Mỹ như thế nào?

Nga đối phó với NMD của Mỹ như thế nào?
TP - Trước hành động của Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia NMD, phản ứng chính thức và công khai của Nga là khá bình tĩnh. Vì sao vậy?

>> NMD của Mỹ- vũ khí phòng thủ hay tiến công?

Nga đối phó với NMD của Mỹ như thế nào? ảnh 1
Tên lửa hạt nhân xuyên lục địa kiểu mới “Topol-M” của Nga dễ dàng vượt qua hệ thống NMD của Mỹ

Theo nhận định của tướng Yuri Baluevski, Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga, câu chuyện Mỹ triển khai NMD mang tính chính trị nhiều hơn là quân sự.

Trình độ khoa học và công nghệ hiện nay của Mỹ chưa có khả năng xây dựng hệ thống đánh chặn tên lửa có hiệu quả trong 10-15 năm tới.

Đó là chưa tính đến chuyện Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa vào trang bị đầu đạn tên lửa “mẹ” xuyên lục địa mang theo nhiều đầu đạn “con” có thể tự dẫn tới mục tiêu cần tiến công.

Để dễ hình dung, có thể chia quỹ đạo bay của tên lửa xuyên lục địa thành 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1 kể từ thời điểm tên lửa rời bệ phóng đến khi tách động cơ tăng tốc ở độ cao 200-300 km, kéo dài 3-5 phút.

Sau đó, chỉ còn lại một tầng  đầu đạn “mẹ” mang theo các đầu đạn hạt nhân “con”, hệ thống dẫn đường, động cơ điều chỉnh quỹ đạo và các đầu đạn “con” giả để đánh lừa đối  phương.

Giai đoạn 2, đầu đạn “mẹ” bắt đầu cơ động đến điểm số 1 đã được lập trình trước trên quỹ đạo để phóng đầu đạn “con” thứ nhất trong đám nhiều đầu đạn “con” giả.

Sau đó, khoang đầu đạn “mẹ” cơ động tiếp tới điểm số 2 và phóng ra đầu đạn “con” thứ hai. Cứ thế tiếp diễn cho đến khi đầu đạn “mẹ” phóng hết số đầu đạn “con” thật cùng với hàng ngàn đầu đạn “con” giả.

Mỗi lần khoang đầu đạn “mẹ” cơ động để phóng ra một đầu đạn “con” như vậy kéo dài 30-40 giây.

Giai đoạn 3 kéo dài 15-20 phút, tất cả các đầu đạn “con” giả và thật đều bay đến mục tiêu theo quỹ đạo đường đạn ở độ cao 1.200 km.

Giai đoạn 4 kéo dài chưa đến 1 phút, “đám mây” đầu đạn “con” thật và giả bay vào khí quyển ở độ cao 110-120 km với tốc độ khoảng 7km/giây. Lúc này, do lực cản khí động, các đầu đạn “con” giả nhẹ hơn sẽ bị áp lực khí quyển tách khỏi các đầu đạn “con”.

Để nhận dạng đầu đạn thật bay trong “đám mây” gồm nhiều đầu đạn giả là bài toán vô cùng phức tạp mà phía Mỹ chưa thể giải quyết thỏa đáng trong tương lai gần.

Do đó, các chuyên gia quân sự Mỹ quyết định hướng hệ thống NMD vào tiêu diệt tên lửa của đối phương ở giai đoạn 1 khi chưa tách các đầu đạn “con”.

Lúc đó rất dễ phát hiện mục tiêu và đánh chặn chúng căn cứ vào luồng bức xạ hồng ngoại cực mạnh phát ra từ động cơ phóng. Nhưng để đánh chặn tên lửa ở giai đoạn này, tốc độ của tên lửa đánh chặn của Mỹ phải lớn hơn nhiều so với tốc độ tên lửa của Nga.

Vì thế, các chuyên gia quân sự Mỹ cũng phải thú nhận rằng hiện nay không thể dùng tên lửa bố trí trên lãnh thổ Mỹ để đánh chặn các tên lửa phóng lên từ bên trong lãnh thổ Nga. Do đó, họ mới có ý định dịch chuyển căn cứ tên lửa đánh chặn sát với biên giới Nga.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng mặc dù hệ thống NMD của Mỹ có đánh chặn được tên lửa ở giai đoạn 1, thì các đầu đạn vẫn tiếp tục bay và rơi vào các cụm dân cư nằm dọc theo quỹ đạo bay của tên lửa và gây nên thảm họa sát thương hàng loạt.

Vì thế, trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân, nơi đầu tiên hứng chịu đầu đạn hạt nhân sẽ là các nước mà ở đó bố trí các căn cứ tên lửa đánh chặn của Mỹ.

Ngoài ra, Nga đã đưa vào trang bị tên lửa đường đạn chiến lược mới nhất “Topol-M” có khả năng cơ động ngay sau khi rời bệ phóng. Với tên lửa này, Mỹ chưa có cách nào đánh chặn.

Vì thế, theo các chuyên gia quân sự Nga, hành động của Mỹ rút khỏi Hiệp ước phòng chống tên lửa là một sai lầm về chiến lược.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.