NATO tăng cường khả năng cơ động đối phó Nga

NATO tăng cường khả năng cơ động đối phó Nga
TPO - Lo ngại Nga “xâm lược” châu Âu, Mỹ và các đồng minh trong khối Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang cố gắng tăng cường khả năng phòng thủ, trong vòng một năm qua, NATO đã tăng tốc độ triển khai xe thiết giáp ở khu vực biển Baltic lên 50% - Hãng tin NBC nhận định.

Trong cuộc tập trận chung thường niên Saber Strike-2018 vừa kết thúc tuần trước, NATO đã rút ngắn đáng kể thời gian triển khai quân. Các sĩ quan quân đội Mỹ tiết lộ, thời gian điều động xe thiết giáp từ Đức tới Ba Lan chỉ còn 5 ngày so với 9 ngày trong cuộc tập trận hồi năm ngoái.

Saber Strike-2018 là cuộc tập trận chung thường niên được tổ chức ở Ba Lan và các nước Baltic với sự tham gia của 18.000 binh lính đến từ 19 nước thành viên NATO. Cuộc tập trận là một phần quan trọng trong sách lược phòng thủ của NATO nhằm đối phó với Nga.

Tổng Tham mưu trưởng quân đội Lithuania Viks Nolas nói rằng, việc tăng tốc độ triển khai quân của NATO “thích ứng hơn với thực tiễn”. Tuy nhiên, một số chuyên gia chỉ ra rằng quân đội NATO được triển khai nhanh hơn có thể sẽ không phát huy hết năng lực của mình trong trường hợp chiến đấu thực sự.

Gressel, nhà nghiên cứu chính sách cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, tuyên bố rằng khả năng cơ động của quân đội Nga đã phát triển hơn rất nhiều so với thời Xô viết.

Nếu xảy ra xung đột quy mô lớn, muốn đối phó với ưu thế này của quân đội Nga thì NATO cần phải có 10.000-15.000 quân ở khu vực biển Baltic. Lực lượng NATO ở Ba Lan và 3 nước Baltic hiện mới có khoảng 1000 quân.

Theo Global Times
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.