Mỹ tiếp tục viện trợ ’sát thủ diệt tăng’ TOW cho Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Lầu Năm Góc thông báo gửi lô vũ khí và thiết bị quân sự mới nhất cho Kiev trị giá lên đến 775 triệu USD, trong đó có 1.500 "sát thủ diệt tăng" TOW nhằm giúp Ukraine đối phó với lực lượng Nga ở miền Nam.

Theo trang tin Avia của Nga, số lượng 1.500 tên lửa TOW của Mỹ được gửi đến Ukraine nguy hiểm hơn nhiều so với Javelin và NLAW.

Mỹ tiếp tục viện trợ ’sát thủ diệt tăng’ TOW cho Ukraine ảnh 1

Hệ thống tên lửa BGM-71 TOW. Ảnh: Military Today

Được sản xuất bởi Raytheo Missile Systems, tên lửa chống tăng TOW được trang bị cho quân đội của trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, cũng như lắp đặt trên 15.000 phương tiện chiến đấu mặt đất và trực thăng. Hệ thống chống tăng này được Mỹ đưa vào biên chế quân đội từ năm 1970.

Mỹ tiếp tục viện trợ ’sát thủ diệt tăng’ TOW cho Ukraine ảnh 2

Một số biến thể của TOW. Ảnh: Army

Một số biến thể của TOW được phát triển thêm bao gồm: TOW 2A (BGM-71E), sản xuất vào năm 1987 với hơn 118.000 quả được bán ra; TOW 2B (BGM-71F), sản xuất vào năm 1991 với trên 40.000 quả được bán ra.

Mỹ tiếp tục viện trợ ’sát thủ diệt tăng’ TOW cho Ukraine ảnh 3

Hệ thống tên lửa BGM-71 TOW lắp trên xe Humvee. Ảnh: Military Today

Là hệ vũ khí chống tăng và công kích hạng nặng đầu tiên trên thế giới, TOW có thể mang vác, lắp trên giá ba chân, xe đa năng bánh lốp cơ động cao (HMMWV), xe chiến đấu Bradley, xe có tên lửa dẫn hướng chống tăng Stryker (ATGM), xe thiết giáp nhẹ và trực thăng UH-1,...

Với trọng lượng 18,9kg; trong đó đầu đạn nặng 2,63kg; tên lửa có độ dài 116cm; đường kính 15,2cm; TOW có phạm vi tấn công tối đa lên tới 4.200m. Hiện BGM-71 TOW là loại tên lửa chống tăng được sử dụng rộng rãi nhất trong quân đội Mỹ cũng như các quốc gia Nato khác.

Mỹ tiếp tục viện trợ ’sát thủ diệt tăng’ TOW cho Ukraine ảnh 4

Tên lửa TOW bắn từ xe M151 MUTT. Ảnh: Army

Tên lửa TOW được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn 2 tầng ATK. Khi bắn các xạ thủ quan sát và dẫn đường đường bay cho tên lửa đến hủy diệt các mục tiêu thông qua kính viễn vọng.

Một số tên lửa đời đầu sử dụng đầu đạn dạng liều nổ lõm (HEAT) để chống lại các loại xe tăng và xe thiết giáp. Sau này, các biến thể của TOW được nâng cấp đủ sức xuyên thủng xe tăng bọc giáp bằng phản ứng nổ ERA. Khả năng xuyên phá vỏ thép của TOW có thể lên tới 900mm.

Mỹ tiếp tục viện trợ ’sát thủ diệt tăng’ TOW cho Ukraine ảnh 5
Tên lửa BGM-71 TOW khai hỏa. Ảnh: reaperfeed

TOW có thể sử dụng hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết để giao chiến với xe tăng, xe bọc thép. Bên cạnh đó, tên lửa còn được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu như: ổ súng máy và súng cối, vị trí bắn tỉa, tổ rốc két phóng lựu, các sở chỉ huy và điều khiển, các vị trí chiến đấu dã chiến và điểm phục kích của đối phương.

MỚI - NÓNG