Mỗi doanh nghiệp là một tấm gương mang năng lượng tích cực trong công tác phòng chống dịch

0:00 / 0:00
0:00
Ông Nguyễn Thanh Huân – Tổng giám đốc TCPVN – khẳng định bên cạnh công tác phòng chống dịch trong nội bộ công ty và chung tay hỗ trợ cộng đồng qua những hành động thiết thực, doanh nghiệp cần linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và sản xuất. Doanh nghiệp nào vượt qua được khó khăn do dịch COVID-19 sẽ có tiền đề để hội tụ sức mạnh bứt phá trong tương lai.

COVID-19 đã đặt ra thách thức chưa từng có tiền lệ đối với doanh nghiệp. Theo ông, đâu là thử thách khó khăn nhất trong “cuộc chiến chống COVID-19” này?

Đại dịch COVID-19 kéo dài hơn một năm qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ đời sống, kinh tế-xã hội trên toàn cầu. Giãn cách xã hội tại các địa phương khiến nhiều doanh nghiệp đối mặt với vô vàn thử thách và bất định trong hoạt động kinh doanh. Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động vì thế cũng gặp nhiều khó khăn. Đây là những thực tế khắc nghiệt mà COVID-19 mang tới trong hơn một năm qua. Trước những thách thức hiện nay, doanh nghiệp và người lao động cần gia tăng năng lực thích ứng và phục hồi đồng thời duy trì sự linh động dẻo dai để nhanh chóng thay đổi phù hợp với bối cảnh.

Điều chúng tôi quan tâm nhất là sức khỏe và đời sống của công nhân viên. Hiện nay văn phòng chúng tôi đang thực hiện mô hình làm việc từ xa. Công ty cũng tiến hành các hoạt động chăm sóc hỗ trợ sức khỏe tinh thần của nhân viên. Nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm tại các tòa nhà văn phòng là rất lớn. Nếu tình huống này xảy ra, không chỉ sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng mà nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng là rất lớn. Điều này sẽ là đòn giáng mạnh mẽ đến quy mô kinh doanh và nền kinh tế địa phương đó nói riêng cùng cả nước nói chung.

Mỗi doanh nghiệp là một tấm gương mang năng lượng tích cực trong công tác phòng chống dịch ảnh 1

Ông Nguyễn Thanh Huân – Tổng giám đốc TCPVN

Vậy theo ông, doanh nghiệp cần làm gì trước tình huống bất định này, hay cụ thể TCPVN có những tôn chỉ hoạt động ra sao để ứng phó với đại dịch?

Ở TCPVN, hai ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là an toàn của đội ngũ nhân viên, đồng thời phải góp sức mình để sớm đẩy lùi dịch bệnh. Công ty luôn theo sát các quy định, hướng dẫn của Chính Phủ cùng các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống dịch và tuân thủ mọi yêu cầu để đảm bảo an toàn cho đội ngũ lao động cũng như người tiêu dùng. Tôi nghĩ mỗi doanh nghiệp cần là một tấm gương mang năng lượng tích cực vì có rất nhiều người dân là cán bộ, nhân viên tại các doanh nghiệp. Nhìn thấy doanh nghiệp luôn tích cực nhìn về phía trước, chủ động và nghiêm túc chấp hành công tác dập dịch, nhân viên cũng sẽ được củng cố về mặt tinh thần và trở nên có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng.

Ngoài đảm bảo tuân thủ các quy tắc phòng dịch, TCPVN đã đóng góp hơn 2 tỷ đồng tiền mặt và vật phẩm y tế cho hoạt động chống dịch ở tuyến đầu. Trong đó, 1 tỷ đồng được gửi đến Trung Ương Hội Thầy Thuốc Trẻ Việt Nam - trực thuộc Bộ Y Tế để hỗ trợ triển khai nghiên cứu, chế tạo vật tư, thiết bị y tế phục vụ cho đội ngũ y bác sĩ trên cả nước. Hiểu được oxy là thứ thiết yếu hàng đầu trong cuộc chiến này, khoản kinh phí của công ty đóng góp tương đương một chiếc container tạo oxy, góp phần giảm bớt áp lực về nguồn cung oxy cho các bệnh viện hiện nay. Phần kinh phí còn lại được công ty trang bị một chiếc xe cứu thương, trao về cho Bệnh viện quận 11 để hỗ trợ cho công tác điều phối, vận chuyển bệnh nhân.

Mỗi doanh nghiệp là một tấm gương mang năng lượng tích cực trong công tác phòng chống dịch ảnh 2

TCPVN trao tặng xe cấp cứu cho BV quận 11, TP.HCM

Những ngày gần đây, TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước ghi nhận chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống dịch và đang từng bước quay lại nhịp sống bình thường. TCPVN có kế hoạch như thế nào để bước vào giai đoạn “bình thường mới”?

Điều đầu tiên chúng tôi chú trọng là đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động khi hoạt động trở lại. Công ty đã, đang và luôn trang bị sẵn khẩu trang, nước rửa tay, xịt khử khuẩn và các dụng cụ y tế cần thiết khác cho nhân viên. Nhân viên được tiêm vaccine để đảm bảo sức khỏe, đồng thời đội ngũ sẽ liên tục giám sát, đốc thúc người lao động tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế để môi trường làm việc luôn an toàn, kiên quyết tránh xảy ra trường hợp lây nhiễm chéo trong nội bộ người lao động.

Bên cạnh đó, công ty đã từng bước chuẩn bị để đẩy mạnh hoạt động với đối tác sản xuất và các kênh phân phối. Cùng với các đối tác, chúng tôi đang triển khai những sáng kiến mới để không làm gãy đổ chuỗi cung ứng, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, số hóa các hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo hàng hóa thông suốt từ nhà máy đến tay người tiêu dùng với giá thành hợp lý, tiếp tục giữ vững vị thế là nhà sản xuất và phân phối thương hiệu nước tăng lực Red Bull và Warrior uy tín trong nước và khu vực.

TCPVN có những chia sẻ đánh giá gì về trách nhiệm xã hội của mình trong bối cảnh hiện tại?

Hơn hết, chúng tôi nhận định Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng và có tiềm năng phát triển nhanh nhất trong khu vực của công ty. Do đó, chúng tôi nỗ lực cam kết thực hiện trách nhiệm với xã hội bên cạnh các hoạt động kinh doanh sản xuất để chung tay phát triển cộng đồng thúc đẩy phát triển bền vững theo 3 tiêu chí, đó là Minh Bạch, Chất lượng và Hài hòa.

Năm ngoái, TCPVN đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Trung ương Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam nhằm thúc đẩy các hoạt động vì thanh – thiếu niên, nỗ lực tạo ra sân chơi lành mạnh, lan toả năng lượng và lối sống tích cực cho giới trẻ, đồng thời tạo cơ hội phát triển cho thế hệ tương lai.Thông qua hợp tác này, TCPVN hy vọng chuỗi hoạt động phối hợp cùng với Trung ương Hội sẽ trở thành bệ phóng khích lệ thanh niên Việt Nam giữ tinh thần lạc quan, vượt qua thử thách chông gai, cùng hướng tới tương lai.

MỚI - NÓNG
Cán bộ, nhân viên Tiểu đoàn Đặc công 20 thăm hỏi, động viên gia đình Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thị Sinh - vợ liệt sĩ Bùi Văn Kim
Hậu phương người lính - điều chưa kể - Kỳ 6: Thay chồng khoác áo 'Bộ đội Cụ Hồ'
TP - Tháng 8/2019, Đại úy Bùi Văn Kim - Chính trị viên Đại đội 33 thuộc Tiểu đoàn Đặc công 20 (Bộ Tham mưu Quân khu 1) hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện nhảy dù tại sân bay Hòa Lạc và được truy phong liệt sĩ. Một năm sau, vợ anh được Bộ Quốc phòng tuyển dụng và được điều động về chính đơn vị của chồng công tác.