Máy bay chiến đấu F-21 nâng cao vị thế quân đội Ấn Độ

Máy bay chiến đấu F-21 được Lockheed Martin thiết kế dành riêng cho Ấn Độ, với những tính năng tiên tiến
Máy bay chiến đấu F-21 được Lockheed Martin thiết kế dành riêng cho Ấn Độ, với những tính năng tiên tiến
TPO - Nhà thầu quân sự Mỹ Lockheed Martin khẳng định, dòng máy bay chiến đấu mới F-21 mà họ sắp bàn giao cho Ấn Độ sẽ có năng lực vượt trội, duy trì được sức mạnh trong điều kiện ít nhiên liệu, đồng thời liên kết thông tin trên hệ thống dữ liệu chung trong tất cả các máy bay.
Lockheed Martin cho biết, dòng máy bay chiến đấu đa dụng F-21 được thiết kế chuyên biệt cho Ấn Độ, sẽ đáp ứng ngay lập tức yêu cầu của không quân nước này, bên cạnh việc "gia tăng vị thế". Máy bay F-21 sẽ nâng cao đáng kể sức mạnh của Không quân Ấn Độ (IAF) trên thế giới, cũng như trong lĩnh vực công nghệ máy bay chiến đấu.
F-21 được Lockheed Martin giưới thiệu tại triển lãm hàng không tại thành phố Bengaluru, Ấn Độ, vào tháng 2 vừa qua. Lockheed Martin cùng đối tác sẽ sản xuất F-21 tại Ấn Độ. Theo Phó Chủ tịch Chiến lược và phát triển kinh doanh của Lockheed Vivek Lall cho biết, F-21 sẽ đáp ứng yêu cầu về kiểu dáng, tính năng và công nghệ, những tiêu chuẩn của các dòng máy bay thế hệ 4 hiện có. Đến khi nâng cấp tính năng, từng tính năng riêng biệt sẽ được nâng cấp chuyên môn hóa.
Được biết, F-21 có trang bị radar AESA APG-83, có thể dò tìm trong phạm vi gần gấp đôi so với radar thông thường, cũng như khả năng bám dấu vết và tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Hệ thống chiến đấu điện tử (EW) được phát triển riêng cho Ấn Độ, giúp đánh trả hiệu quả các đợt tấn công từ mặt đất và các mối đe dọa trên không. Công nghệ tìm kiếm và định vị hồng ngoại tầm xa hỗ trợ phi công nhận diện mục tiêu chính xác hơn, trong khi hệ thống phóng ba tên lửa (TMLAs) cho phép F-21 vận chuyển lượng vũ khí không-đối-không nhiều hơn 40%.
Ấn Độ đã bắt đầu tiến trình mua 114 máy bay chiến đấu, theo chương trình đối tác chiến lược từ năm 2018. Sáu công ty nước ngoài đã tham gia chương trình, trong đó có Boeing và Lockheed Martin của Mỹ, Dassault Aviation của Pháp, Saab của Thụy Điển và Liên doanh hàng không của Nga.
t
Theo Theo Sputniknews
MỚI - NÓNG