Masan hướng đến doanh thu 100.000 tỷ với những câu chuyện lớn

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 24/4, tại TPHCM, CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN, “Masan” hay “Công ty”) và hai công ty con Masan Consumer (HNX-UPCoM: MCH), Masan MEATLife (HNX-UPCoM: MML) đã đồng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 với chủ đề “Consumer of Things - Kết nối vạn nhu cầu”.

Mang đến trải nghiệm cho cổ đông ngay tại ĐHCĐ

Đúng như sự mong đợi của các cổ đông và báo giới, Đại hội đồng cổ đông Masan luôn mang đến những bất ngờ về trải nghiệm và những câu chuyện lớn

Năm nay, không ngoại lệ. Vẫn với thông điệp con đường chúng ta đi, Masan đem đến chủ đề mới hơn “Kết nối vạn nhu cầu”. Tính công nghệ và số hoá được tập đoàn này áp dụng hoá triệt để. Tất cả thành phần tham dự, từ cổ đông, báo giới khách mời đều phải quét mã OR để nhận được code trải nghiệm Ngoài mô phỏng con đường chúng ta đi ngay lối vào, không gian rộng cỡ 500 mét vuông của GEM Center được Masan biến hoá thành những dãy tạp hoá, cửa hiệu xưa kia với những tên gọi nghe rất dễ thương như: “ Tiệm tạp hoá- Sim’’ “Cửa hàng cô hoa, cạnh nhà giá rẻ”.

Masan hướng đến doanh thu 100.000 tỷ với những câu chuyện lớn ảnh 1
Ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Masan: "Hành trình của chúng ta là hành trình dõi theo người tiêu dùng"

Phát biểu tại đại hội, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group chia sẻ: “Năm 2022, Masan đã thay đổi tư duy cả về những điều chúng tôi đang làm và cách định vị chính mình. Đó là trở thành một công ty dịch vụ, trải nghiệm và thấu hiểu người tiêu dùng".

Ông Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh: “Vẫn trên con đường chúng ta đi, chủ đề kết nối vạn nhu cầu là hành trình dõi theo người tiêu dùng, làm thế nào để chúng ta kết nối với người tiêu dùng. Hôm nay, ban điều hành và các công ty cùng chia sẻ cách kết nối mọi sự tiêu dùng, vạn sự tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của mọi người tiêu dùng Việt Nam”.

ĐHCĐ đã mang đến cho các cổ đông, đối tác và khách hàng của Masan cái nhìn tổng quan về hệ sinh thái độc đáo Tiêu dùng – Bán lẻ – Công nghệ của Công ty hướng tới mục tiêu gia tăng hiệu suất chuỗi giá trị tiêu dùng và phục vụ các nhu cầu liên tục thay đổi của người tiêu dùng Việt Nam một cách toàn diện hơn.

Masan hướng đến doanh thu 100.000 tỷ với những câu chuyện lớn ảnh 2

Thương hiệu CROWNX ngay tại ĐHCĐ 2023. với những tiệm, cửa hàng xinh xắn

“Kết nối vạn nhu cầu”

Ông Danny Lê, Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan, chia sẻ thêm: “Chúng tôi sẽ phát triển nền tảng đa kênh, cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm, từ đó, đáp ứng vạn nhu cầu của khách hàng”. Theo ông Danny, Masan sẽ cùng người tiêu dùng trải qua quá trình số hoá, phát triển chương trình hội viên để có dữ liệu thực tế, thời gian thực của người dùng . “Chúng ta sẽ là nhà cung cấp, nhà bán lẻ để tiến đến phục vụ nhu cầu người tiêu dùng . Chúng ta đang có công ty. Chúng ta có những danh mục sản phẩm và những thương hiệu được yêu thích “, ông nói.

Theo ông, hiện mỗi ngày Masan có tới 20 triệu hoá đơn mua sắm trong mạng lưới. “Hiện chúng tôi hướng tới mở 200 cửa hàng trong năm nay so với con số hiện tại 104 cửa hàng, Doanh thu chúng tôi tập trung vào chiến lược chính, tăng trưởng 20%/ngày với kye chính cửa hàng tươi sống”, ông chia sẻ.

Ông chỉ ra mô hình tăng trưởng của Masan gắn liền với việc hợp nhất mạng lưới và người tiêu dùng offline, số hóa và “trực tuyến hóa” người tiêu dùng tại các điểm chạm offline. Từ đó giúp mở rộng danh mục sản phẩm & dịch vụ để phục vụ người tiêu dùng. Nói cách khác, động cơ tăng trưởng chiến lược của công ty dựa trên ba trụ cột chính: Tăng trưởng mạng lưới, Tăng trưởng hội viên Tăng trưởng thị phần chi tiêu. Ba trụ cột này được củng cố bởi dịch vụ hậu cần xuyên suốt trên toàn quốc (Supra) để giao hàng hóa cho người tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi một cách kịp thời, tiết kiệm chi phí nhất. Trí tuệ nhân tạo (“AI”) và Công nghệ là nền tảng giúp vận hành mạng lưới thương mại thông minh hơn, và tự động hơn với quy mô ngày càng lớn.

Về kết quả kinh doanh năm 2022, Masan đã đạt được nhiều cột mốc quan trọng, tăng tốc các động lực tăng trưởng, cụ thể: Tăng trưởng mạng lưới: Masan tập trung vào việc mở rộng cửa hàng bán lẻ hiện đại (“MT”), mở gần 2 cửa hàng mỗi ngày vào năm 2022 trong khi thị trường đóng cửa khoảng 1.000 cửa hàng. Điều này đã làm tăng thị phần mạng lưới siêu thị mini & CVS (cửa hàng tiện lợi) của Masan từ 40% vào năm 2021 lên gần 50% vào năm 2022.

Masan hướng đến doanh thu 100.000 tỷ với những câu chuyện lớn ảnh 3

Masan Commerce dự kiến sẽ mang lại doanh thu hàng chục ngàn tỷ trong năm nay 2023

3 động lực tăng trưởng

Tại ĐHCĐ lần này, Masan đã đặt ra các chỉ tiêu lớn. Theo đó, tăng trưởng thị phần chi tiêu: Masan cũng đồng thời phát triển mô hình bán lẻ hiện đại mang tính đột phá, cửa hàng WIN, để củng cố mạng lưới và mở rộng quy mô giỏ hàng. Khái niệm trung tâm mua sắm mini này đã mở rộng giỏ hàng tiêu dùng từ 25% lên 68% với tạp hóa, F&B, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính, v.v.

Lộ trình tăng trưởng của Masan trong giai đoạn 2023 - 2025 vẫn được giữ vững với việc tiếp tục tập trung vào ba động lực tăng trưởng cốt lõi của công ty. Trong đó, tăng trưởng mạng lưới: Chiếm lĩnh thị phần bán lẻ hiện đại MT &Hợp tác với bán lẻ truyền thống GT để phục vụ 30 - 50 triệu hội viên WIN. Tăng trưởng hội viên: Tăng quy mô hội viên WIN ở cả offline và online lên 30-50 triệu. Tận dụng mạng lưới online to offline, Masan đặt mục tiêu có 10 triệu thành viên vào năm 2023 và 30 triệu thành viên vào năm 2025. Tăng trưởng thị phần chi tiêu: Mở rộng và đào sâu thêm các mong muốn ngoài nhu cầu cơ bản. Masan đặt mục tiêu cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho 5 triệu người tiêu dùng chưa được phục vụ đầy đủ trong vài năm tới.

Các động lực tăng trưởng trên sẽ được hỗ trợ bởi khả năng vận hành bởi bộ phận logistics nội bộ - The Supra và Công nghệ AI & ML. Năm 2023, Masan sẽ ra mắt Winnie, AI – Smart PoS tự động hóa quản lý tồn kho tăng cường bởi AI.

Masan hướng đến doanh thu 100.000 tỷ với những câu chuyện lớn ảnh 4

Ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc Masan Consumer trình bày tầm nhìn của Masan Consumer về xây dựng thương hiệu và sản phẩm vững mạnh

Đưa ẩm thực Việt ra thế giới theo cách sáng tạo riêng

Tại đại hội, ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc Masan Consumer trình bày tầm nhìn của Masan Consumer về xây dựng thương hiệu và sản phẩm vững mạnh: Xác định các nhiệm vụ cần để đưa 3 thương hiệu ra thế giới: Chin-su, Omachi và Vinacafe. Dẫn chứng trực tiếp tại ĐHCĐ bằng sản phẩm lẩu mang tính công nghệ đặc biệt sáng tạo ( chỉ với chai nước suối, có thể nấu được 1 nồi lẩu sôi trực tiếp không cần bếp nấu), ông nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ẩm thực Việt, thương hiệu Việt ra thế giới theo cách sáng tạo riêng”

Đến năm 2027, hoạt động kinh doanh thị trường toàn cầu sẽ đóng góp 15% tổng doanh thu của Masan Consumer Holdings. Cam kết với chiến lược mở rộng thị phần các sản phẩm chất lượng cao ra thế giới, vào tháng 3 vừa qua, Masan đã ra mắt bộ sưu tập các sản phẩm Gia vị mang thương hiệu Chin-su tại Japan Foodex. Bộ sưu tập sẽ được phân phối ở cả thị trường trong nước và quốc tế.

Tái khởi động Trung tâm R&D thế hệ mới theo chuẩn Hàn Quốc và Đài Loan. Masan sẽ phát triển sản phẩm i) đạt tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe toàn cầu/khu vực; ii) bao bì đẳng cấp thế giới; iii) với công nghệ/kĩ thuật tốt nhất cho từng dòng sản phẩm; iv) và đặc biệt là có mùi vị và hương vị vượt trội.

Chuyển đổi cách Masan thấu hiểu người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu. Công ty sẽ xây dựng 5 Trung tâm Thấu hiểu Người tiêu dùng và Cải tiến trên khắp Việt Nam để hiểu rõ hơn về người tiêu dùng từ đó phát triển sản phẩm và nội dung truyền thông phù hợp. Ngoài ra, Masan sẽ phân bổ 50% ngân sách Marketing cho kênh kỹ thuật số vào cuối năm 2023 và tái cấu trúc công ty để khai thác hết tiềm năng của mỗi nhóm ngành.

Ban lãnh đạo dự kiến ​​sẽ tăng tỷ trọng doanh thu từ kênh bán lẻ hiện đại và thương mại điện tử từ 40% lên 60% vào cuối năm 2025. Đồng thời, Masan sẽ ra mắt các kênh phân phối mới để tiếp cận người tiêu dùng mua sắm trên đa kênh (GT). Ngay trong đại hội, Masan đã công bố đối tác đầu tiên, chương trình “Đồng thành viên” với Lazada, nơi người tiêu dùng có thể tận hưởng trải nghiệm O2O (Online to Offline) với các sản phẩm và dịch vụ như hàng tạp hóa, tiêu dùng hàng ngày từ WinCommerce, đồ điện tử tiêu dùng, thời trang & làm đẹp từ Lazada. Chương trình đồng thành viên dự kiến ​​sẽ ra mắt vào tháng 6 năm 2023.

Masan hướng đến doanh thu 100.000 tỷ với những câu chuyện lớn ảnh 5

Năm 2023, Masan dự kiến ​​doanh thu thuần hợp nhất đạt từ 90.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 18% và 31% so với mức 76.189 tỷ đồng vào năm 2022. TCX vẫn được kỳ vọng là động lực tăng trưởng doanh thu chính với tỷ trọng đóng góp hơn 70% vào doanh thu thuần năm 2023. Lợi nhuận sau thuế cốt lõi Pre-MI (không bao gồm chi phí một lần) dự kiến ​​nằm trong khoảng 4.000 tỷ đồng và 5.000 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng từ 4% đến 30% so với mức 3.852 tỷ đồng vào năm 2022. Kịch bản tiêu cực, trong đó các điều kiện vĩ mô khó khăn hơn dự kiến ​​và tâm lý thắt chặt tiêu dùng vẫn tồn tại, ban điều hành dự kiến ​​lợi nhuận các mảng hàng đầu sẽ tăng từ 10% đến 15%.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Xử lý dứt điểm vụ án liên quan đến ông Lê Thanh Thản trong quý 2/2024
Hà Nội: Xử lý dứt điểm vụ án liên quan đến ông Lê Thanh Thản trong quý 2/2024
TPO - Thường trực Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm 37 vụ án trong quý 2/2024. Trong đó, có vụ án “Lừa dối khách hàng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes liên quan đến ông Lê Thanh Thản.