“Mang tiếng động” vào giấc ngủ?

“Mang tiếng động” vào giấc ngủ?
Chị N.L.H, 27 tuổi, nhân viên kế toán cho biết: “Em lấy chồng được mới 6 tháng mà sụt mất hơn 2kg chỉ vì... không thể quen với tiếng ngáy như… sấm của chồng..."
“Mang tiếng động” vào giấc ngủ? ảnh 1
Ảnh minh họa

Chị N.L.H cho biết thêm: "Nhà em là chung cư, diện tích nhỏ hẹp, nên không thể “trốn” đi đâu cho thoát tiếng “khò khò” rồi lâu lâu lại rít lên “lục khục” như kéo gỗ của ông xã.

Em sợ ảnh mặc cảm nên không dám nói thẳng. Nhưng tình trạng mất ngủ kéo dài kiểu này khiến em cứ mệt mỏi, lờ đờ suốt cả ngày, nhiều khi thấy stress vô cùng”.

Theo các bác sĩ, hiện tượng ngủ ngáy xuất phát từ vùng hầu họng, trong đó có các tổ chức phần mềm xung quanh đường thở được các cơ vận động vùng hầu họng nâng đỡ. Trong lúc ngủ say, các cơ này giãn ra làm hẹp đường thở gây ra tiếng ngáy, cũng có khi làm tắc đường thở, gây ngừng thở.

Như vậy, nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ ngáy là do: những người bị chứng béo phì có các lớp mỡ dày ở cuống họng làm thay đổi cấu trúc họng và gây cản trở không khí lưu thông;

Hút thuốc lá hay uống quá nhiều rượu hoặc thuốc ngủ cũng làm chi niêm mạc ở cuống họng sưng lên, gây nghẹt và hẹp đường thông khí;

Những người bị viêm xoang và nghẹt mũi mãn tính thường phải thở bằng miệng; hay thói quen nằm ngửa khi ngủ cũng khiến cho lưỡi và vòm miệng khi giãn nghỉ sẽ tụt xuống thành sau họng gây bít tắc đường thở…

Triệu chứng ngủ ngáy có thể chia làm ba cấp độ: độ 1 ngáy ít, tiếng ngáy không to và khi nằm nghiêng sẽ ngừng ngáy; độ 2 ngáy vừa phải, tiếng ngáy to hơn và nằm ở tư thế nào cũng vẫn ngáy; độ 3 ngáy rất to ở mọi tư thế nằm và kèm theo triệu chứng nghẹt thở nhất thời, khiến người ngáy tỉnh giấc trong trạng thái mệt mỏi và có thể gây nguy hiểm cho người ngáy.

Đừng xem thường tiếng ngáy

Phần lớn những người ngủ ngáy không tự biết cái “tật” của mình, chỉ có người thân nói cho họ biết họ đã… ngáy như thế nào. Cũng có một số người chợt thức giấc và cảm nhận “dường như ta đã”…

Các bác sĩ khuyến cáo, không nên xem thường ngủ ngáy vì những tác hại mà nó gây ra như: làm gián đoạn giấc ngủ của người đang ngáy; làm họ không được nghỉ ngơi hoàn toàn hoặc bị ngưng thở, từ đó có nhiều khả năng dẫn đến nhiều bệnh lý khác như: tim, tăng huyết áp… đó là chưa kể đến chứng ngủ ngáy là nguyên nhân gây khá nhiều phiền toái cho những người xung quanh.

Trong trường hợp của chị H. kể trên, những “âm thanh lạ” trở thành kẻ thù giấu mặt, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vợ chồng. Và có thể nói không quá khi cho rằng, âm thanh của những vị khách không mời mà đến này đã làm kiệt quệ cảm xúc và thể chất của người bạn đời.

Khi có cái nhìn đúng đắn hơn về chứng ngủ ngáy cũng là lúc mọi người băn khoăn liệu có biện pháp nào để chữa trị không?

Theo các chuyên gia thì, đối với ai bị viêm xoang, viêm mũi… thì coi như chưa có cách gì chống ngủ ngáy cho đến khi trị dứt các bệnh ảnh hưởng đến đường thở trên.

Nên đi ngủ đúng giờ vì thiếu ngủ dẫn đến trạng thái mệt mỏi thì rất dễ ngủ ngáy. Tập thể dục thường xuyên để hạn chế béo phì cũng là một cách tốt.

“Mẹo vặt” mà các bác sĩ khuyên các ông chồng ngáy là tránh uống rượu ít nhất bốn tiếng trước khi đi ngủ.

Nếu người nào đang nằm ngửa và ngáy, thì nên lật người nghiêng sang một bên để đổi tư thế cũng giúp hạn chế tiếng ngáy. Tăng độ ẩm cho phòng ngủ, bởi độ ẩm thấp sẽ khiến cổ họng bị khô, dễ gây hiện tượng ngủ ngáy.

Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng thêm miếng chống ngáy Sleepwell trước khi ngủ, gắn lên thành mũi và để cơ thể làm quen với dụng cụ trong một thời gian ngắn.

Nó sẽ giúp tăng áp lực lưu thông và mở rộng các đoạn mũi làm việc thở qua mũi thoải mái hơn, đồng thời giúp ngăn ngừa những âm thanh lạ phá bĩnh giấc ngu.

Gia Khánh
Theo Sức khoẻ và Đời sống

MỚI - NÓNG