Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Nhận diện những biến tướng mới

Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Nhận diện những biến tướng mới
TPO - Tại Tọa đàm trực tuyến 'Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Nhận diện những biến tướng mới’, do Báo Tiền Phong tổ chức sáng 11/12, đại diện các bộ, ngành cung cấp thông tin nhận diện những biến tướng mới của loại hình đa cấp này, hướng dẫn quy trình khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật...

Khách mời tham dự tọa đàm gồm có:

-  Ông Đào Xuân Tuấn - Phó Vụ Trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

-   Ông Trịnh Anh Tuấn - Cục phó Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương)

-   Thiếu tá Bùi Thế Ngọc, Phòng điều tra án công nghệ cao, Cục cảnh sát hình sự (Bộ Công An)

-   Ông  Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam

-    Bà Trương Thị Nhi – Chủ tịch Hiệp hội Bán hàng Đa cấp Việt Nam

-    Luật sư Đỗ Anh Tú – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Tọa đàm kinh doanh đa cấp

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

11/12/2020 08:39

Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Nhận diện những biến tướng mới ảnh 1 Các vị khách mời tại buổi Tọa đàm trực tuyến do báo Tiền Phong tổ chức

Khách mời tham dự tọa đàm gồm có:

-  Ông Đào Xuân Tuấn - Phó Vụ Trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

-   Ông Trịnh Anh Tuấn - Cục phó Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương)

-   Thiếu tá Bùi Thế Ngọc, Phòng điều tra án công nghệ cao, Cục cảnh sát hình sự (Bộ Công An)

-   Ông  Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam

-    Bà Trương Thị Nhi – Chủ tịch Hiệp hội Bán hàng Đa cấp Việt Nam

-    Luật sư Đỗ Anh Tú – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

11/12/2020 08:40

11/12/2020 09:38

Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Nhận diện những biến tướng mới ảnh 5 Nhà báo Lê Minh Toản - Phó Tổng biên tập Báo Tiền Phong phát biểu khai mạc buổi tọa đàm. Ảnh: Mạnh Thắng
Phát biểu khai mạc buổi toạ đàm, nhà báo Lê Minh Toản - Phó Tổng biên tập Báo Tiền Phong cho biết: Báo Tiền Phong lâu nay đã đeo bám đề tài về đa cấp và rất kiên trì. Gầy đây, Báo có nhiều tuyến bài cảnh báo về vấn đề bán hàng đa cấp biến tướng. Tuyến đầu tiên là nhận diện đa cấp, đang bủa vây khách hàng, người tiêu dùng ra sao. Tiếp đó, tuyến bài "Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0", đây giống như một vòi bạch tuộc đan len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, và ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người. Buổi tọa đàm hôm nay, do Ban Kinh tế- Xã hội Báo Tiền Phong chủ trì, với nhiều khách mời đến từ các cơ quan quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp. Rất mong quý vị có thể cung cấp nhiều thông tin giúp định hướng cho người tiêu dùng, khách hàng, bạn đọc, có thể nhận biết, hiểu rõ hơn về sự biến tướng của bán hàng đa cấp để tự bảo vệ mình.

11/12/2020 09:54

Nhà báo Lê Minh Toản đặt vấn đề: Câu chuyện biến tướng đa cấp được các cơ quan báo chí và dư luận đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây khi xuất hiện thêm ngày càng nhiều các mô hình đa cấp biến tướng mới với đủ loại mô hình gọi vốn, ủy thác đầu tư tài chính, đầu tư dự án theo mô hình sử dụng công nghệ cao hay đầu tư tỷ giá, đầu tư giá vàng, đầu tư mô hình góp vốn kinh doanh theo chuỗi … Cùng với sự hỗ trợ, tiếp sức của các kênh phát tán qua mạng xã hội như Viber, Zalo, Facebook, với vai trò cơ quan quản lý, các ông đánh giá thế nào về các mô hình đa cấp biến tướng mới hiện nay?

Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Nhận diện những biến tướng mới ảnh 6 Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương)

Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết: Tôi cũng xin cám ơn Ban Biên tập, cán bộ phóng viên ủa Báo Tiền Phong, trong suốt thời gian qua dài vừa qua đã có những tuyến bài được đầu tư công phu, dấn thân của phóng viên phán ánh rất sát những biến tướng của bán hàng đà cấp thời gian qua. Trong giai đoạn 2015-2016, bán hàng đa cấp rất diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt đã có Cty Liên Kết Việt bị khởi tố, một loạt sự vụ vi phạm diễn ra sau đó. Sau những vụ việc trên, Bộ Công Thương đã chỉ đạo quyết liệt, trong đó tăng cường thanh kiểm tra, lập nhiều đoàn liên ngành để kiểm tra, xử lý.

Ngoài ra, theo chỉ đạo Chính phủ, đã hoàn thiện lại hệ thống pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp, đặc biệt là ban hành Nghị định 40/2018 về quản lý hoạt động bán hàng theo phương thức đa cấp. Đến nay, nhiều DN đã bị xử phạt, thu hồi giấy phép. Từ năm 2015 đến nay, có 49 DN đã bị xử lý, thu hồi giấy chứng nhận, chấm dứt hoạt động. Hiện chỉ có 21 DN được cấp giấy chức nhận hoạt động trong lĩnh vực bán hàng đa cấp. Rất nhiều DN bị xử lý, đã chuyển cơ quan điều tra, như Cty Liên Kết Việt, Cty nhượng quyền Thăng Long… Với các DN có giấy chứng nhận bán hàng đa cấp, từng bước đi vào quy cũ.

Hiện số lượng người tham gia ban hàng đa cấp giảm nhiều, còn gần 645.000 người, giảm 42% năm 2019, và giảm 70% so với giai đoạn 2015-2016. Thực tế, hiện chỉ có khoảng 311.000 người thực chất tham gia bán hàng đa cấp, hưởng hoa hồng tiền thưởng, còn lại là người mua hàng tiêu dùng. Đến nay, số lượng DN được cấp chứng nhận bán hàng đa cấp đã giảm 1/3 so với năm 2015-2016.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, hoạt động bán hàng đa cấp biến tướng rất phức tạp. Về hình thức, trước đây thông qua mua cổ phần, huy động vốn, mua phân quyền kinh doanh, nhưng hiện nay có nhiều hình thức khác, như đầu tư tài chính, tiền ảo, ngoại hối, dự án… Gần đây lại phát triển các sàn thương mại điện tử, khoá học online… Cách thức hoạt động, trước đây là thuê địa điểm, khách sạn kêu gọi người tham gia. Hiện với sự phát triển của mạng xã hội như Zalo, facebook…họ đã chuyển sang họp online. Thậm chí lập nhóm kín để hoạt động, rất khó phát hiện Hoạt động đa cấp biến tướng gây nguy cơ rất xấu cho xã hội. Việc xử lý ngoài lực lượng chức năng của Bộ Công Thương, cần có sự tham gia của các cơ quan chức năng khác, nhất là Bộ Công an.

11/12/2020 09:59

Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Nhận diện những biến tướng mới ảnh 7 Thiếu tá Bùi Thế Ngọc - Phòng điều tra án Công nghệ cao, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an
Phó Tổng biên tập Lê Minh Toản đặt câu hỏi: Thời gian qua, nhiều mô hình đa cấp biến tướng dưới các hình thức đầu tư tiền ảo, Forex (ngoại hối), mua sắm tích điểm, dự án ma...liên tục nở rộ. Các mô hình này, do các cá nhân, tổ chức lập nên sau đó dùng các thủ đoạn để chiếm đoạt tiền đầu tư của người dân, đại diện Bộ Công an có thể chỉ ra những thủ đoạn mà các nhóm đối tượng này sử dụng?

Trả lời câu hỏi trên, Thiếu tá Bùi Thế Ngọc - Phòng điều tra án Công nghệ cao, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cho biết: Cái góp vốn vào đa cấp hay các hình thức đầu tư đều theo dạng người thứ nhất tham gia khuyến cáo được người thứ 2, phát triển cấp số nhân, huy động số lượng tham gia rất đông.

Gần đây, thay vào tổ chức hình thức thì tổ chức online. Một cái phát triển mới hình thành là từ tiền của dân đổi thành điểm. Mỗi một kỳ, một tuần hoặc tháng, điểm này được nhân lên. Người dân thấy điểm nhân lên tưởng lãi, thực ra không phải. Người chơi càng đông, tiền càng lớn thì website đó có thể bị sập. Các đối tượng nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM ngày càng nhiều, kêu gọi nhiều người dân tham gia. Người dân kéo theo gia đình, họ hàng, bạn bè nhân số lượng lên ngày càng đông. Khi cảm thấy không có tính thanh khoản nữa thì các đối tượng nước ngoài rút về nước, để lại người Việt. Khi cơ quan điều tra nhận được đơn và phát hiện ra thì số lượng người bị lừa rất lớn, tiền bị chiếm đoạn rất lớn, thiệt hại hết sức nặng nề.

11/12/2020 10:03

Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Nhận diện những biến tướng mới ảnh 8 Nhà báo, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong Lê Minh Toản 
Phó Tổng biên tập Lê Minh Toản: Việc nở rộ các sàn giao dịch Forex, các sàn môi giới giao dịch ngoại hối, cặp tỷ giá, tiền điện tử, kim loại trong thời gian gần đây đã được báo chí phản ánh. Các sàn giao dịch này cũng chạy quảng cáo trên các mạng xã hội, lập các nhóm Facebook, Zalo hoạt động mạnh. Vậy Ngân hàng Nhà nước có ý kiến gì về các hoạt động của các sàn môi giới này?

Trả lời câu hỏi trên, ông Đào Xuân Tuấn - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) cho biết: Chúng tôi đánh giá cao và cảm ơn Báo Tiền Phong tổ chức toạ đàm góp phần người dân hiểu rõ hơn hoạt động đa cấp biến tướng. Đây là cơ hội để cơ quan quản lý nhà nước nhận diện sâu hơn và có giải pháp phù hợp. Thời gian qua, hiện tượng như nhà báo Lê Minh Toản đưa ra là có trên thực tế.

Theo các quy định hiện hành của pháp luật (Luật các TCTD, PLNH năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013), Nghị định 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản hướng dẫn), chỉ có tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối được thực hiện cung ứng dịch vụ mua, bán ngoại tệ và thực hiện dịch vụ phát sinh trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế. Tổ chức và cá nhân thực hiện giao dịch mua, bán ngoại tệ và giao dịch phát sinh tại tổ chức tín dụng được phép.

Theo quy định tại các văn bản nêu trên, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối là hoạt động kinh doanh có điều kiện, phải được NHNN cấp phép. Cho đến nay, NHNN chưa cấp phép cho bất kỳ một sàn Forex nào tại Việt Nam. Do vậy, hoạt động của sàn Forex tại Việt Nam là vi phạm pháp luật. Việc người dân tham gia vào các sàn giao dịch Forex bất hợp pháp là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

NHNN nhiều lần khuyến cáo người dân không nên tham gia vào các giao dịch sàn Forex để tránh rủi ro, thiệt hại về kinh tế. Người dân tham gia vào sàn giao dịch Forex trái phép (nhà đầu tư) không được pháp luật bảo vệ nếu có xung đột, tranh chấp xảy ra. NHNN tiếp tục khuyến cáo người dân nhìn nhận đúng về sàn forex để tránh thiệt hại cho cá nhân và hoạt động kinh tế phức tạp hơn.

11/12/2020 10:05

 
Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Nhận diện những biến tướng mới ảnh 9  Luật sư Đỗ Anh Tú - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội
Nói về tình trạng kinh doanh đa cấp đang biến tướng tinh vi, luật sư Đỗ Anh Tú - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho biết: Theo nhìn nhận chung của tôi, bản tính con người thì luôn mưu cầu hạnh phúc, khi có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận, họ sẽ làm. Tuy nhiên, đa cấp biến tướng không phải mưu cầu tìm kiếm hạnh phúc đúng nghĩa. Trong những biến tướng ấy, có trách nhiệm cách bên: NHNN, Bộ Công thương, Bộ Công an và các Hiệp hội nghề nghiệp. Khi cơ quan chức năng thấy rằng hoạt động đa cấp có dấu hiệu gian dối thì phải có biện pháp chấn chỉnh nó.

11/12/2020 10:09

Trước tình trạng nở rộ mô hình mua sắm, tích điểm, thương mại điện tử MyAladinzz, BBI Việt Nam, Gold Time… vẽ ra với mức lợi nhuận lên tới 200%/năm đang thu hút số lượng người tham gia vẫn lên tới hàng trăm nghìn người. Thiếu tá Bùi Thế Ngọc - Phòng điều tra án Công nghệ cao, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an đưa ra khuyến cáo: 

Tâm lý đánh vào lợi nhuận (tiền trả theo tháng đầu tiên, tháng 2, tức lấy tiền người nọ trả người kia, hoặc trả bằng điểm thưởng). Còn phía Cục C02 – Bộ Công an, chúng tôi đã làm việc với các đơn vị, nhà mạng để ngăn chặn những website có dấu hiệu, nhất là của những công ty không được cấp phép để theo dõi hình thức quảng cáo của họ; làm việc với các nhà mạng chặn các đường link lừa đảo; phối hợp với báo đài như Tiền Phong tuyên truyền, ngăn chặn hiệu quả. Bây giờ không thể có hình thức đưa tiền cho người khác mà lợi nhuận lên tới 150-200%. Trong bối cảnh dịch COVID-19, khó khăn chung, không một ai có thể mang tiền của mình đi gửi cho người khác mà lợi nhuận cao như thế được (đóng 50 nghìn hoặc 50 triệu đồng mà cuộc sống đổi khác).

Do đó, việc tuyên truyền cho người dân bằng những hình thức thực tế, minh chứng bằng các vụ việc đã xảy ra. Hơn nữa, khi người dân tham gia, xác định bị lừa thì việc thu hồi tiền rất khó. Có công ty tới 6000 người bị lừa, bây giờ không thể nào mà thu hồi, hoàn trả được hết. Hy vọng buổi tọa đàm hôm nay có tác dụng lớn đối với bạn đọc, người dân.

11/12/2020 10:10

Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Nhận diện những biến tướng mới ảnh 10 Bà Trương Thị Nhi, Chủ tịch Hiệp hội bán hàng đa cấp
Liên quan đến câu hỏi, làm sao để phân biệt giữa đa cấp biến tướng và đa cấp chân chính, bà Trương Thị Nhi, Chủ tịch Hiệp hội bán hàng đa cấp cho biết: Chúng tôi đã làm ngành kinh doanh đa cấp 20 năm. Mỗi khi cứ nhắc đến đa cấp lừa đảo, chúng tôi rất buồn mà trên thực tế, đa cấp là một hình thức bán hàng, kinh doanh văn minh. Trước đây, ngành bán hàng đa cấp rất phức tạp, dẫn đến cơ quan chức năng là Bộ Công thương phải ban hành Nghị định 40, và các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chịu sự quản lý của Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng.

Tuy nhiên, nói đến vấn đề vì sao đa cấp biến tướng nở rộ, tôi nghĩ rằng từ cơ quan chức năng mà ra, trong đó đặc biệt là giấy phép. Trước khi cấp giấy phép thì cơ quan quản lý địa phương phải biết công ty đó làm gì, quản lý ra sao. Ví dụ như ứng dụng myalddinz, quảng cáo cứ chạm tay là có tiền, làm sao có như thế được Tôi cho rằng, vấn đề đầu tiên phải chấn chỉnh là đến từ cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý phải kiểm soát vấn đề cấp phép.

11/12/2020 10:15

Về việc nhiều sàn môi giới Forex vẫn luôn quảng cáo được cấp phép và có sự hợp tác với những sàn Forex lớn nhất thế giới để câu kéo người tham gia với rất nhiều thông tin mập mờ, luật sư Đỗ Anh Tú – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội đưa ra ý kiến về thắt chặt quản lý: Trong quá trình làm việc, tôi đã nhận được nhiều đề nghị tư vấn của các đơn vị nước ngoài, muốn hoạt động kinh doanh đa cấp tại Việt Nam. Câu hỏi của họ là có được kinh doanh dịch vụ đa cấp ở Việt Nam không. Trước những câu hỏi từ nhiều đối tác tiềm năng ấy, tôi phải trả lời là không, đây là hoạt động trái phép. Các đơn vị kinh doanh đa cấp đều phải tuân thủ quá trình xin phép cơ quan quản lý nhà nước, tuân thủ quy định nơi mở sàn giao dịch, kinh doanh ở đâu thì phải có ý kiến pháp lý của luật sư tại đó, để khẳng định đây là hoạt động hợp pháp hay không hợp pháp. Một số sàn giao dịch kinh doanh ở Việt Nam đã được nước sở tại cấp phép, có vẫn còn những sàn gian dối.

Đất nước nào có dịch vụ này, đều quản lý rất chặt chẽ. Theo tôi, việc có quy định hay không, thì nhu cầu của các nhà đầu tư khi có lợi nhuận, họ sẽ vẫn làm. Điều này đẩy sang góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, báo chí tuyên truyền cho người dân chủ động phòng ngừa. Về tầm nhìn dài hạn, cơ quan quản lý cần có nhìn nhận rõ ràng, quy định chặt chẽ để quản lý được tốt. Tương lại, tôi cho rằng nên có quy định cụ thể về đa cấp, forex, tiền ảo. Như các quốc gia Singapore, Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc về công nghệ quản lý các hoạt động này

11/12/2020 10:27

Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Nhận diện những biến tướng mới ảnh 11 Ông Đào Xuân Tuấn, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN)
Phó Tổng biên tập Lê Minh Toản đặt câu hỏi tới NHNN: Là cơ quan quản lý, NHNN đã và sẽ có những biện pháp nào để phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý hoạt động của các sàn giao dịch forex trái phép hiện nay?

Ông Đào Xuân Tuấn, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) cho biết:  Buổi toạ đàm này đã toát lên nhiều yếu tố cho cơ quan quản lý. Công việc như Báo Tiền Phong đang làm có phải là nền tảng hiểu biết của người dân về giao dịch đa cấp biến tướng, sàn giao dịch có liên quan để không vi phạm đưa vào trò lừa đảo. Đối với người dân bị tác động trực tiếp của sàn giao dịch và chịu hậu quả khi tham gia, cơ bản mất tiền nhưng gần như rất khó thu hồi. Tôi đồng tình ý kiến của luật sư là mưu cầu hạnh phúc, hành vi mưu cầu hạnh phúc là bản tính con người. Vai trò cơ quan báo chí phối hợp cơ quan quản lý nhà nước để đề phòng bất trắc khi người dân tham gia. Về phía NHNN, sàn giao dịch điện tử đang thực hiện trên không gian mạng, vì vậy để phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoạt động này cần có sự phối hợp phát hiện và xử lý kịp thời của cơ quan chức năng như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Công thương...

Trong thời gian qua, Bộ Công an và Cơ quan cảnh sát điều tra các tỉnh, thành phố đã trao đổi với NHNN đề nghị cung cấp khung pháp lý có liên quan nhằm phục vụ công tác xác minh, điều tra các vụ án về việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên quan đến hoạt động của các sàn forex trên không gian mạng. Đồng thời, NHNN cũng đã có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị có biện pháp quản lý các sàn giao dịch forex trên không gian mạng. Bên cạnh đó, NHNN đã chủ động chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng để thanh toán cho các giao dịch bất hợp pháp. Trong đó bao gồm thanh toán cho hoạt động của sàn forex. Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp thanh toán bất hợp pháp cho hoạt động sàn giao dịch forex trái phép. Đồng thời, NHNN sẽ ngày càng hoàn thiện các quy định quản lý chặt chẽ hơn.

11/12/2020 10:32

Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Nhận diện những biến tướng mới ảnh 12 Ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam
Trả lời câu hỏi, từ khi báo Tiền Phong đăng hai tuyến bài phản ánh những biến tướng trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp đã có nạn nhận khiếu nại đến Hội bảo vệ người tiêu dùng, Hội có khuyến cáo gì với kinh doanh tiền ảo này?

Ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cho biết: Đứng về khía cánh người tiêu dùng VN thì có nhiều vấn đề, vượt qua cả khuôn khổ câu hỏi đặt cho chung tôi. Chúng tôi muốn nói với cộng đồng người tiêu dùng rằng: “Mong bà con hãy là người tiêu dùng thông thái”- đây bao giờ cũng gần như câu thần chú, vì hơn ai hết người tiêu dùng phải lựa chọn tỉnh táo trước khi đặt may rủi của mình cho cơ quan nhà nước giúp. Còn nếu người tiêu dùng chỉ lao vào vì lợi nhuận, vì đồng tiền theo nhu cầu, thì vẫn lao vào, như thế là mình tự đưa mình vào “thòng lọng” của ma trận các sàn đa cấp biến tướng, làm ăn không đứng đắn.

Chúng tôi đồng tình với ý kiến các cơ quan quản ý nhà nước đã trao đổi, là công tác tuyên truyền để người tiêu dùng ngộ ra vấn đề hết sức quan trọng và hiện thực hiện vẫn chưa đủ, đặc biệt với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Do đó, cần tuyên truyền cho người tiêu dùng hiểu ra mình cần làm gì, tránh gì, nhận diện “kẻ” có hoạt động mờ ám, tiêu cực để tránh xa. Về phần Hội cũng thường xuyên tuyên truyền, nhưng giỏi lắm làm 3-5 cuộc tuyên truyền mỗi năm, dù cố gắng làm nhưng còn hạn chế.

Còn về giải pháp thế nào, vừa qua Bộ Công Thương đã điều chỉnh về quy định kinh doanh đa cấp, nhưng vẫn đi chậm so với thực tế. Vì không gian mạng phải thừa nhận không ai cấm, 4.0, chỉ cấm nội dung bất hợp pháp. Mạng không được cấp phép vẫn hoạt động, nên các đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng phương thức tân tiến nhất, mà nhà nước với được thì cũng phải rất lâu, để lợi dụng. Nên cũng phải nhìn thực tế, mạng là toàn cầu, không riêng Việt Nam, nên phải tập trung quản lý nội dung để chấn chỉnh. Trong đó, quan trọng nhất là cơ quan Công an, với bộ máy đầy đủ và là giải pháp quan trọng nhất. Trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng đang hoàn thiện bổ sung cũng đưa nội dung để Cục Quản lý cạnh tranh có quyền truy tố, nhưng để ban hành được sẽ còn rất nhiều thời gian.

Từ khi bùng nổ đa cấp 4.0 chúng tôi chưa nhận được khiếu nại, nhưng nhận được rất nhiều phàn nàn, nhưng cũng chỉ có thể khuyến cáo, hoặc cảnh báo, vì không có hình thức nào mà lợi nhuận lên tới 100-200%, để người dân tự đánh giá. Kinh doanh đa cấp manh nha ở Việt Nam từ cuối năm 1999, đầu năm 2000, khi đó Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã nói là sẽ có biến tướng, cần có giải pháp cảnh tỉnh người dân. Vấn đề ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0 là câu chuyện còn dài, dai dẳng, không thể xử lý ngay được.

11/12/2020 10:37

Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Nhận diện những biến tướng mới ảnh 13 Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương)
Phó Tổng biên tập Lê Minh Toản: Báo Tiền Phong vừa qua đã phản ánh về những mô hình đa cấp biến tướng, có dấu hiệu lừa đảo. Vậy, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) có biện pháp gì và kế hoạch thế nào để quản lý các hoạt động không được cấp phép và không được thừa nhận ở Việt Nam hiện nay?

Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương): Theo Nghị định 40/2018, bán hàng đa cấp chỉ áp dụng với đối tượng là hàng hoá, còn lại đều bị cấm. Để có cơ sở ngăn chặn từ sớm, xử lý nghiêm các hoạt động này, năm 2017, Bộ Công Thương đã kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội thông qua Điều 217a Bộ Luật Hình sự quy định về tội Vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp. Theo đó, người tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng hoặc quy mô mạng lưới tham gia từ 100 người trở lên đã có thể bị xử lý hình sự…

Trong thời gian qua, với trách nhiệm được phân công, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng luôn chủ động và sẵn sàng phối hợp với các bên để thu thập thông tin, theo sát diễn biến của thị trường, cập nhật từ báo cáo, thông tin từ người dân. Chúng tôi đã lập app để tiếp nhận thông tin từ người dân nhằm nắm bắt được các dạng thức biến tướng mới, các dấu hiệu cơ bản nhất trong các hoạt động lợi dụng phương thức đa cấp để cảnh báo cho người dân. Và đồng thời thu thập các thông tin, bằng chứng kịp thời để cung cấp tới cơ quan công an có biện pháp xử lý theo thẩm quyền.

Trong giai đoạn 2018 đến nay, chúng tôi chuyển nhiều vụ việc đến Cơ quan điều tra. Điển hình, tháng 8 năm 2020 vừa qua, trên cơ sở phối hợp và trao đổi thông tin, tài liệu với Bộ Công Thương, Bộ Công an đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan đến hoạt động Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Đầu tư Thời gian vàng (Goldtime) với Tội danh sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Điều 290 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Điểm d Khoản 1 về Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp). Gần đây, chúng tôi thu thập một số thông tin về các hình thức đầu tư tài chính nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân là Thị trường ngoại hối (Foreign Exchange hay Forex) và Đầu tư quyền chọn nhị phân (Binary Options hay BO) ví dụ như sàn Forex Liber, AFGold, Bitomo…, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã đăng tin cảnh báo cho người dân đồng thời cũng đã thu thập các thông tin, dấu hiệu của hành vi vi phạm để chuyển Bộ Công an xử lý theo thẩm quyền. Trong thời gian tới, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng sẽ tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp tổng thể nhằm quản lý hiệu quả hoạt động bán hàng đa cấp, đặc biệt là các hành vi kinh doanh đa cấp không phép: thông qua trang web, facebook…

Vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Đề án Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt dộng kinh doanh theo phương thức đa cấp giai đoạn 2021-2025, trong đó có hoạt động tuyên tuyền phổ biến nội dung này đến những đối tượng dễ bị lôi kéo, như sinh viên, người già… Chúng tôi sẽ phối hợp với Đoàn thanh niên ở các trường đại học để tổ chức các hội thảo, tuyên truyền nhận diện bán hàng đa cấp biến tướng… Tiếp nữa, tăng cường phối hợp với các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công an, trong việc phát hiện, xử lý các đối tượng hoạt động kinh doanh đa cấp không phép, biến tượng, lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để thu hút tài chính trái phép.

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cảnh báo để người dân sớm nhận diện và phòng tránh trước các hoạt động này. Đặc biệt, trong năm 2020, trong kế hoạch công tác, Bộ Công Thương đã ký quy chế phối hợp với Bộ Công an, trong đó có việc phối hợp trao đổi thông tin quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Ở địa phương, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các Sở Công Thương xây dựng quy chế phối hợp với cơ quan liên quan ở địa phương như Thuế, Hải quản, Quản lý thị trường, Công an…trình UBND phê duyệt. Hiên hầu hết các địa phương đã ban hàng quy chế này. Nếu có phát hiện về những hoạt động bán hàng đa cấp biến tướng sẽ xử lý rất nhanh.

11/12/2020 10:46

Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Nhận diện những biến tướng mới ảnh 14 Thiếu tá Bùi Thế Ngọc - Phòng điều tra án Công nghệ cao, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an

Nói về quy trình tiếp nhận đơn thư và xử lý của Bộ Công an khi người bị hại nhận thấy dấu hiệu bị lừa đảo và có đơn tố giác? Thiếu tá Bùi Thế Ngọc - Phòng điều tra án Công nghệ cao, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cho biết: Khi người dân có đơn, chúng tôi xử lý theo trình tự thủ tục trong Bộ luật Tố tụng Hình sự Bộ Công an đã quy định. Thực tế, việc giải quyết khiếu nại của người dân gặp rất nhiều khó khăn bởi họ nộp tiền thật, nhận lại tiền ảo, hoặc các sản phẩm không có thực.

Hơn nữa, các đối tượng đứng ra nhận tiền người dân để chuyển thành sản phẩm không có thực là người Việt Nam, song đứng sau là người nước ngoài. Khi họ nhận được tiền của bị hại sẽ mang về bên kia, hoặc chia lại phần trăm lợi nhuận cho một số đối tượng trưởng nhóm người Việt. Bên Hội bảo vệ người tiêu dùng có nói trách nhiệm chính thuộc về lực lượng công an, sức mạnh của Bộ Công an. Thực tế chúng tôi có quyền khởi tố để truy tố, xét xử. Thế nhưng, hầu hết người dân tham gia hình thức đa cấp huy động vốn tìm tới chúng tôi cũng đã là lúc họ không còn khả năng đòi được tiền. Do đó, người dân nếu không có kiến thức cơ bản thì coi như mất tiền. Ai biết dừng sớm thì mất ít tiền, không dừng sớm được thì mất nhiều. Do đó, bạn đọc cũng cần lấy thông tin từ buổi tọa đàm hôm nay để mở mang kiến thức. Thực tế, nhiều vụ việc chúng tôi phát hiện ra nhưng bị vướng một số quy định pháp luật như chế tài về kinh doanh trái phép. Trước đây, muốn kinh doanh là phải xin phép, nếu không xin phép là trái phép. Nhưng bây giờ chế tài đó bỏ đi, nên chúng tôi gặp nhiều khó khăn khi xử lý.

Ví dụ đầu tư tiền ảo, tiền điện tử, năm 2011 Bộ Công an đã khởi tố, truy tố xét xử thành công vụ mua bán tiền điện tử, sau đó chuyển sang FBI của Mỹ và họ đã đóng được đồng tiền đó. Tiền điện tử ở Việt Nam hiện chưa được công nhận, song một số nước lại nhận. Hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bạn đọc và nhân dân theo dõi tọa đàm cần trang bị cho mình kiến thức nhất định để tránh bị lừa đảo.

Ngoài ra, có một thực tế người dân bị đa cấp lừa hầu hết chỉ có một số đồng lương hưu, chút ít tài sản dư thừa, không phải là cán bộ nhà nước, không có hiểu biết kiến thức nên mới bị lừa. Họ tham gia đa cấp, muốn có lợi nhuận thì phải huy động người thứ 2, thứ 3 tham gia, mà gần nhất dễ nhất lại là người thân quen của mình. Khi người thân quen bị lừa mà đối tượng chiếm đoạt bỏ trốn rồi thì xảy ra mâu thuẫn anh em, bạn bè, dòng họ, gia đình. Thực tế đến nay, hy vọng xử lý được triệt để đa cấp rất khó. Việc thu hồi tài sản trả lại cho người dân chắc chắn không thể nào thu hồi được đầy đủ. Do đó, người dân cần cảnh giác, lắng nghe các cảnh báo để tránh bị lừa.

11/12/2020 10:48

Phó Tổng biên tập Lê Minh Toản đặt câu hỏi tới NHNN: Việc thanh toán không dùng tiền mặt là một chủ trương lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, trong các bài báo của Tiền Phong và trong quá trình tìm hiểu hoạt động của các nhóm, các sàn môi giới giao dịch Forex, các nhân viên của các sàn và đội ngũ sale đều câu kéo người chơi bằng các mức lợi nhuận khủng khiếp và giới thiệu đủ cách để có thể nạp rút tiền một cách dễ dàng đơn giản nhất. Những thuận tiện trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, những tính năng ưu việt của các ví điện tử đang được sử dụng rất nhiều khi tham gia mô hình đầu tư Forex. Vậy Ngân hàng Nhà nước sẽ có những chỉ đạo cũng như giải pháp gì để hạn chế những tiêu cực hay những vấn đề liên quan đến chuyển, rửa tiền thông qua các ví điện tử?
Ông Đào Xuân Tuấn, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN): Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến nhằm minh bạch hoá các giao dịch. NHNN đã nhìn thấy những biến tướng đi cùng các sàn forex trái phép. Khi chuyển tiền, đối tượng tinh vi, không để lộ thông tin chuyển tiền để đầu tư forex trái phép. Sau khi có vụ án, đến các ngân hàng thương mại mới tìm ra đường đi của dòng tiền. Các đối tượng có nhiều cách che giấu khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Chúng tôi có chỉ đạo ngân hàng thương mại rà soát giao dịch đáng ngờ, nâng cao công tác phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên, đối tượng tinh vi phức tạp, khó xác định ngay đây là giao dịch đáng ngờ. Những khó khăn này không chỉ mình ngân hàng xử lý được cần có sự phối hợp với các bộ ngành để kịp thời phát hiện và xử lý ngay khi các sàn giao dịch vừa mới hoạt động.

11/12/2020 10:50

Ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0: Nhận diện những biến tướng mới ảnh 15 Ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam 
Bạn đọc hỏi: Tôi có tham gia sàn Forex, thì giờ có thể nhờ hay gửi đơn tới đâu để nhờ giúp đỡ, có thể đòi lại tiền được không?

Ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cho biết: Về phía Hội, khả năng đứng ra đòi tiền là cực khó, vì chúng tôi không đủ tư cách pháp nhân để đứng ra đòi tiền cho người tiêu cùng. Chúng tôi chỉ tư vấn để người tiêu dùng khiếu nại. Còn nhớ, năm 2016, Cty Liên kết Việt ở Hải Phòng lửa đảo, ngay khi đó Hội đã chuyển tiếp công văn cho UBND tỉnh và Công an Hải Phóng, sau đó Công an vào cuộc xử lý. Rất may, khi đó côn ty Liên Kết Việt còn tiền để trả cho bà con, tất nhiên số tiền không lớn, mới chỉ vài tỷ đồng, nên mới giải quyết trả lại tiền cho ba con được. Còn bây giờ, trường hợp ý kiến của độc giả nêu, tốt nhất là bạn đề nghị luật sư để đưa ra toà, hoặc nhờ Công an xử lý. Còn Hội hoặc nơi khác khó giải quyết được. Đó là cách giải quyết nhanh nhất, hiệu quả nhất cho người tiêu dùng.

11/12/2020 10:52

Chị Trân Nguyễn (quận 4, TPHCM) đặt câu hỏi: Tôi có nhiều bạn cùng tham gia Forex và bị lừa rất nhiều tiền. Nhiều nạn nhân cho biết, khi phát hiện bị nhân viên môi giới Forex trái phép lừa nộp tiền, cháy tài khoản nhưng không dám báo cơ quan chức năng do không có đủ bằng chứng và sợ bị truy trách nhiệm. Xin ông bà cho biết, các nạn nhân trong trường hợp này có vi phạm pháp luật và truy cứu trách nhiệm khi gửi đơn tố cáo công an hay không?

Thiếu tá Bùi Thế Ngọc cho biết: Trong trường bạn biết, phát hiện bị nhân viên Forex lừa nộp tiền, cháy tài khoản mà bạn vẫn kêu gọi, thu hút vốn của người dân nộp vào các hoạt động không có thực này thì bạn có dấu hiệu đồng phạm. Còn bạn tỉnh ngộ biết bị lừa thì nên tố cáo tới công an, các cơ quan pháp luật.

Luật sư Đỗ Anh Tú - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội: Việc này cần có hồ sơ vụ việc mới có thể tư vấn cụ thể cho bạn đọc. Tuy nhiên, ở đây có 2 trường hơp, tuỳ thuộc bạn là người dùng cuối cùng, hay là nhóm nhà đầu tư. Với trường hợp 1, dấu hiệu phạm tội thấp hơn trường hợp 2, khi hành vi của bạn có dấu hiệu cùng thực hiện hành vi phạm tội.

11/12/2020 10:55

Bạn đọc Hoàng Quang Thái (Quận Đống Đa, Hà Nội) đặt câu hỏi: Với các nạn nhân bị nhân viên môi giới sàn forex dụ dỗ xuống tiền đầu tư, tìm cách cho cháy tài khoản, cách nào để nạn nhân đòi lại số tiền đã mất? Đâu sẽ là địa chỉ chúng tôi cần tìm đến để nhờ hỗ trợ trong trường hợp này? Tôi gửi đơn đến Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam hoặc ủy quyền cho luật sư được không?

Trả lời câu hỏi của bạn Hoàng Quang Thái, Luật sư Đỗ Anh Tú – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho biết: như Thiếu tá Bùi Thế Ngọc, Phòng điều tra án công nghệ cao, Cục cảnh sát hình sự (Bộ Công An) vừa thông tin, bản thân việc xác định chủ sàn rất khó, khả năng thu hồi số tiền bị mất gần như bằng 0. Theo quy định, luật sư có chức năng tư vấn trong các trường hợp này. Tuy nhiên, bạn vẫn phải tuân thủ trình tự tố giác, tố cáo, không thể uỷ quyền hoàn toàn bộ cho luật sư.

11/12/2020 11:11

Ban đọc Mai Thanh Thái (Lâm Đồng) đặt câu hỏi: Bộ Công thương có hỗ trợ gì với các nạn nhân của chiêu trò đầu tư đa cấp biến tướng trong việc đòi lại số tiền bị lừa đảo? Nhiều nhân viên môi giới Forex trái phép là cán bộ nhân viên hành chính tại địa phương như cán bộ công chức UBND xã, giáo viên các trường tiểu học, trung học nên tạo lòng tin và lôi kéo người tham gia rất đông. Trong trường hợp này, chế tài của cơ quan công tác, chính quyền địa phương như thế nào?

Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết: Việc hỗ trợ thế nào, thì luật sư, Hội Bảo vệ người tiêu dùng và và đại diện phí Bộ Công an cũng đã nêu rất rõ. Theo Nghị định 40 hiện nay, cán bộ, công chức không được tham gia hoạt động bán hàng đa cấp, nếu tham gia sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành.

11/12/2020 11:14

Về câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của các sàn trái phép khi tiếp cận khách hàng? Luật sư Đỗ Anh Tú – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho biết, khi một sản phẩm được quảng cáo thì phải là sản phẩm hợp pháp. Báo chí, trang mạng phải đảm bảo được đây là sản phẩm hợp pháp. Một số cơ quan quảng cáo như vậy là trái pháp luật. Việc nhiều sàn môi giới luôn quảng cáo được cấp phép là trái với quy định pháp luật về Quảng cáo và An ninh mạng.

Cụ thể: Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14, Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng:

1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây: a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này; b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.

4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

MỚI - NÓNG
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
TPO - Đơn vị vận hành tuyến metro số 1 dự kiến từ ngày 1/1/2025 đến ngày 9/1/2025 sẽ hoàn thành tính năng đọc thẻ căn cước, căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip quét thẻ tại thiết bị đầu đọc ở các cổng soát vé để đi tàu điện metro số 1 trong giai đoạn miễn phí.