Lối đi nào cho các sĩ tử ngành Khoa học máy tính khi 29,35 điểm vẫn trượt nguyện vọng?

0:00 / 0:00
0:00
Sau khi các trường công bố điểm chuẩn tuyển sinh, hai thủ khoa khối A00 toàn quốc, với điểm số cao ngất ngưởng vẫn không đỗ nguyện vọng 1 ngành Khoa học máy tính. Như vậy, cánh cửa để vào ngành này sẽ còn hẹp hơn nữa đối với các sĩ tử khác.

Từ thực tế đang tồn tại một hiện tượng bất hợp lý trong thời gian gần đây: Ngành Khoa học máy tính đang có nhu cầu rất cao tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm lớn với đông thí sinh có năng lực học tốt nhưng chỉ một số lượng rất nhỏ có cơ hội theo học ngành này, thậm chí những người giỏi nhất vẫn trượt. Hiện tượng nghịch lý này không chỉ xảy ra đối với ngành Khoa học máy tính mà còn cả các ngành khác trong khối CNTT. (Cụ thể, điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Máy tính là 28.29, Công nghệ thông tin ICT là 28.16, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo là 28.8, …)

Điều này khiến nguồn cung cấp nhân lực cho ngành IT của Việt Nam bị ảnh hưởng lớn bởi khi trượt nguyện vọng, các sĩ tử rất có thể sẽ không có cơ hội theo học ngành CNTT. Không những vậy, điều này còn khiến bản thân các bạn trẻ phải khép lại giấc mơ theo đuổi ngành CNTT của mình.

Mấu chốt để thành công trong ngành CNTT

Để đạt được thành công trong ngành IT, các chuyên gia CNTT đã chỉ ra rằng việc học đại học hay học ở trường top đầu không phải chìa khóa duy nhất, sinh viên chỉ cần tự trang bị cho mình những hành trang sau để có thể gặt hái thành công trong ngành này:

Thứ nhất, sinh viên cần phải thành thục một số kiến thức cơ bản như Cấu trúc Dữ liệu Giải thuật, Cơ sở dữ liệu,… và các công nghệ lập trình phổ biến được doanh nghiệp ứng dụng nhiều hiện nay (bao gồm JavaScript, Java, PHP, .Net, Python),... Các chuyên gia CNTT hàng đầu cho biết, để làm được việc tại doanh nghiệp, sinh viên cần biết ít nhất 10 công nghệ lập trình.

Thứ hai, sinh viên cần tích lũy kinh nghiệm thực chiến thông qua các đồ án chuẩn quy trình doanh nghiệp. Đây cũng là tiêu chí được chuyên gia nhấn mạnh bởi ngành CNTT có tính ứng dụng cao nên ngoài kiến thức chuyên môn về công nghệ lập trình, các doanh nghiệp đòi hỏi sinh viên phải có kinh nghiệm thực tế.

Bên cạnh đó, sinh viên cần phải trang bị cho mình khả năng tiếng Anh và những kỹ năng mềm cần thiết.

Gần đây, trong cộng đồng mạng đang hot rần rần với bài chia sẻ của ông Đỗ Cao Bảo, đồng sáng lập kiêm thành viên Hội đồng quản trị CTCP FPT về Giám đốc của FPT Fukuoka (thuộc FPT Japan) không học đại học nhưng rất thành công trong ngành CNTT, đó là chị Ngô Thu Huyền, cựu sinh viên tại một đơn vị đào tạo quốc tế về CNTT tại 285 Đội Cấn. Theo chị Huyền, “Bản thân mình không muốn đi theo con đường bằng cấp, không muốn học những thứ xa vời mà muốn học những kiến thức thực tế, quốc tế hóa và đi thẳng vào chuyên môn. Mình muốn tìm kiếm những cơ hội mới thay vì tốn mấy năm đại học chỉ để học đại cương mà không để làm gì cả. [...] Khi đi làm, mình nhận thấy sinh viên Aptech có khả năng thực hiện công việc nhanh, kỹ năng và kinh nghiệm thuần thục, giải quyết vấn đề tốt hơn và hiệu quả cao”.

Thành công không nhờ tấm bằng đại học, Giang Thiên Phú - Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành tại Callio, người được mệnh danh là Bill Gates của Việt Nam chia sẻ: Đào tạo đại học nặng về lý thuyết, kiến thức cơ sở như ở Việt Nam sẽ rất khó để ứng dụng, đồng thời khiến sinh viên hết sức bị động trước những biến chuyển trong lĩnh vực công nghệ. [..] Kiến thức trên trường lớp là một phần, nhưng trong ngành CNTT, những kinh nghiệm thực chiến quan trọng hơn.”

Lối đi nào cho các sĩ tử ngành Khoa học máy tính khi 29,35 điểm vẫn trượt nguyện vọng? ảnh 1

Các buổi hướng dẫn làm dự án thực tế theo quy trình từ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực CNTT (Ảnh: Aptech cơ sở 19 Lê Thanh Nghị).

Hiện nay rất nhiều sĩ tử có mong muốn theo học ngành CNTT hoang mang bởi điểm chuẩn cao chót vót. Tuy nhiên, các sĩ tử không nên vì vậy mà nhụt chí bởi để đạt được thành công trong ngành CNTT, không nằm ở việc phải học trường top đầu mà các bạn cần phải bình tĩnh đánh giá xem mình cần làm chủ những công nghệ gì, kỹ năng gì, … Bởi khi làm chủ được những yếu tố trên, không quan trọng sĩ tử học đại học hay thậm chí tự học, các doanh nghiệp luôn sẵn sàng chào đón.

MỚI - NÓNG