Tin hot BĐS tuần qua:

Loạt 'siêu' dự án xây và bán tùm lum khi chưa có giấy phép

TPO - Loạt siêu dự án xây và bán tùm lum khi chưa có giấy phép ở Khánh Hòa; Chuyện lạ, mua căn hộ chung cư phải trả thêm tiền đất làm đường ở Hà Nội; Bà chủ dự án 33 triệu USD lấn biển Nha Trang bị thu hồi là ai?; ĐBQH lo ngại nhà máy sông Đuống 5.000 tỷ chưa nghiệm thu đã bán nước cho dân... là những thông tin về bất động sản đáng chú ý tuần qua.

Khánh Hòa xử lý loạt dự án ở Bãi Dài xây dựng không phép, trái phép

Tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát, xử lý, xem xét thu hồi 31 dự án xây dựng không phép, trái phép, trễ tiến độ ở khu du lịch (KDL) Bãi Dài, nằm tại Bắc bán đảo Cam Ranh, huyện Cam Lâm.

Loạt 'siêu' dự án xây và bán tùm lum khi chưa có giấy phép ảnh 1 Khu Bãi Dài (Cam Ranh, Khánh Hòa) với 41 dự án bám dọc bờ biển, trong đó có nhiều dự án chưa được cấp phép và chậm tiến độ.

Theo báo cáo của Ban Quản lý KDL Bắc bán đảo Cam Rang, đến tháng 9/2019, khu vực Bãi Dài có 41 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 29.341 tỉ đồng. Trong số này, mới chỉ có 4 dự án hoàn thành, 4 dự án hoàn thành giai đoạn 1. Còn lại 33 dự án đều bị trễ tiến độ, trong đó có 6 dự án chưa giải phóng mặt bằng, 2 dự án đang tranh chấp… (Xem chi tiết)

Chuyện lạ, mua căn hộ chung cư phải trả thêm tiền đất làm đường ở Hà Nội

Loạt 'siêu' dự án xây và bán tùm lum khi chưa có giấy phép ảnh 2 Khách hàng mua căn hộ tại dự án Green Pearl số 378 Minh Khai cho rằng, chủ đầu tư tính cả chi phí thuê đất để làm đường nội bộ, vỉa hè, vườn hoa vào mức phí quản lý chung cư là trái luật.

Nhiều khách hàng bỏ tiền tỷ mua nhà, mua căn hộ tại dự án Green Pearl số 378 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Công ty CP phát triển nhà Phong Phú – Deawon – Thủ Đức làm chủ đầu tư bức xúc khi phải đóng thêm khoản tiền được chủ đầu tư cho là tiền sử dụng đất để làm đường nội bộ, vỉa hè, vườn hoa... (Xem chi tiết)

Chuyển nhượng 200ha đất công ở Bình Dương: Công an điều tra nhiều dự án liên quan

Loạt 'siêu' dự án xây và bán tùm lum khi chưa có giấy phép ảnh 3 Khu đất 43 ha.

Ông Lê Hữu Phước – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương cho biết, toàn bộ hồ sơ liên quan việc chuyển nhượng đất công xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương (gọi tắt TCT Bình Dương) đã được chuyển đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này. Công an sẽ làm rõ các dự án khác liên quan TCT Bình Dương ngoài thương vụ bán rẻ 200 ha đất công. (Xem chi tiết)

Bitexco mang 14 lô đất dự án đối ứng BT 'tỷ đô' thế chấp ngân hàng

Loạt 'siêu' dự án xây và bán tùm lum khi chưa có giấy phép ảnh 4 Bitexco mang 14 lô đất dự án The Manor Central Park thế chấp ngân hàng.

Công ty CP Bitexco đã thế chấp quyền sử dụng đất 14 ô đất thuộc Dự án Khu đô thị Nam đường vành đai 3 (The Manor Central Park) cho ngân hàng. Đây là quỹ đất đối ứng để thực hiện dự án BT đường bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An. (Xem chi tiết)

Bà chủ dự án 33 triệu USD lấn biển Nha Trang bị thu hồi là ai?

Tỉnh Khánh Hoà vừa ra quyết định thu hồi dự án Nha Trang Sao vì có nhiều vi phạm trong tiến độ xây dựng và lấp biển Nha Trang. Dự án Nha Trang Sao có tổng vốn đầu tư khoảng 33 triệu USD, được khởi công xây dựng vào năm 2014 và do Công ty CP Nha Trang Sao làm chủ đầu tư. Nhưng từ khi khởi công đến nay, dự án liên tục chậm tiến độ, tự ý san lấp bãi biển, mặt nước cả hai danh thắng quốc gia Hòn Chồng - Hòn Đỏ và vịnh Nha Trang với diện tích khoảng 23.000 m2.

Loạt 'siêu' dự án xây và bán tùm lum khi chưa có giấy phép ảnh 5 Chủ đầu tư dự án Nha Trang Sao đổ đá lấn biển Nha Trang.

Được biết, bà chủ dự án Công viên Văn hoá giải trí - thể thao Nha Trang Sao là một doanh nhân trẻ sinh sống tại TPHCM. (Xem chi tiết)

ĐBQH lo ngại nhà máy sông Đuống 5.000 tỷ chưa nghiệm thu đã bán nước cho dân

Loạt 'siêu' dự án xây và bán tùm lum khi chưa có giấy phép ảnh 6 Đại biểu Quốc hội lo ngại việc nhà máy mặt sông Đuống chưa nghiệm thu đã bán nước cho dân.

Sau vụ nước sạch sông Đà bị đầu độc, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) lại lo ngại Công ty nước sạch sông Đuống khánh thành khi chưa có kết quả nghiệm thu. Đồng thời, đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu để doanh nghiệp tư nhân kiểm soát toàn bộ hệ thống nước sạch từ sản xuất, phân phối đến bán lẻ cho người dân trong khi khung pháp lý, hệ thống chính sách chưa hoàn chỉnh, chưa theo kịp và còn nhiều lỗ hổng sẽ để lại những hậu quả khôn lường. (Xem chi tiết)

MỚI - NÓNG