Cuộc chiến “bản quyền tác giả” trên mạng còn rất gian nan
Khoảng vài năm trước, nhắc đến e-book, nhiều người sẽ thấy rất lạ lẫm và khó có thể cho rằng sách điện tử sẽ phát triển nhanh và chiếm ưu thế so với sách truyền thống - sách giấy. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thậm chí đã có người đặt ra hàng loạt câu hỏi rằng “Liệu sách điện tử có thay thế được sách giấy?”, “Sách giấy sau này sẽ chỉ được in với số lượng cực ít để tác giả đi tặng hoặc làm kỷ niệm?”... Điều này cho thấy sách điện tử - e-book đang dần trở thành một xu hướng mới, phương thức lựa chọn phổ biến của độc giả.
Hiện nay, trừ những đơn vị khai thác e-book có bản quyền, còn lại đầy rẫy e-book lậu khoác trên mình vỏ bọc “chia sẻ kiến thức cho cộng đồng”, “phi lợi nhuận”… Các trang web, diễn đàn kêu gọi cộng đồng trở thành thành viên rồi các thành viên này đánh máy, scan… lại cuốn sách mà mình đọc thấy hay, có ích rồi chia sẻ mà không quan tâm đến tác giả cũng như nhà xuất bản. Mục đích vì cộng đồng là rất tích cực, nhưng không thể lấp liếm “vì cộng đồng”, “phi lợi nhuận” mà xem thường công sức của tác giả.
Tính trung bình, mỗi tác giả viết một cuốn tiểu thuyết ít nhất cũng mất khoảng một năm. Khi đem đi in sách giấy, mức giá bìa khoảng 100-120 ngàn đồng/ cuốn. Căn cứ theo tỷ lệ chia sẻ cho tác giả và mức bản in trung bình khoảng 3 ngàn cuốn, nhuận bút mà tác giả trẻ nhận được sẽ là khoảng 50 triệu đồng, tương đương hơn 4 triệu đồng/ tháng - một con số thực sự rất khiêm tốn.
Theo nhà văn Hân Như - tác giả của hai bộ tiểu thuyết “Điều bí mật” và “Chỉ có thể là yêu”: “Sách của tôi bị làm lậu rất nhiều, thậm chí người ta còn bán e-book để thu lợi nhuận. Tuy nhiên, tôi không được nhận bất cứ một khoản phí tác quyền nào từ việc bán sách, cũng như không thể liên lạc với ban quản trị của một số trang web lậu đó yêu cầu gỡ sách xuống.”
Nếu muốn lọt top tác giả có thu nhập cao (sách được in số lượng lớn, tỷ lệ chia sẻ cao) thì bút lực của tác giả phải tốt. Muốn bút lực giỏi, tác giả phải rèn luyện và viết rất nhiều. Tuy nhiên, với mức thu nhập thấp như trên, rất ít người sẵn sàng vì đam mê để đi đến cuối con đường.
Vì thế, số lượng những tác giả Việt sống với nghề hiện nay có thể nói là đếm trên đầu ngón tay.
Với mong muốn góp phần bảo vệ bản quyền cho sách điện tử và các tác giả trong nước, hỗ trợ cộng đồng tác giả Việt phát triển hơn nữa, nền tảng xuất bản điện tử Waka đang triển khai xây dựng một trung tâm sáng tác. Dự án công nghệ này sẽ liên kết hợp tác với hàng trăm tác giả trẻ nổi bật, giúp họ bảo vệ tác quyền cũng như có thêm thu nhập thụ động tương xứng với chất xám bỏ ra. Mô hình này nếu thành công ở Việt Nam sẽ mang lại nhiều giá trị và ý nghĩa, giúp cho hàng ngàn tác giả nuôi dưỡng và phát triển được đam mê nghề nghiệp của mình giống các quốc gia trên thế giới.
Câu chuyện đẩy mạnh số lượng và chất lượng cho cộng đồng tác giả trẻ Việt là một bài toán dài hơi. Không rõ các dự án mới của những nền tảng xuất bản điện tử chính thống như Waka sau bao lâu mới thấy hiệu quả rõ rệt, nhưng chúng ta vẫn có quyền hy vọng khi trong nước có những đơn vị tiên phong giải quyết vấn đề nan giải này.
Tìm hiểu thêm thông tin tại: https://waka.vn/