Linh thiêng du lịch tâm linh Cửa Lò

0:00 / 0:00
0:00
Không chỉ sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết do thiên nhiên ban tặng, Cửa Lò còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử quí giá. Du khách đến nghỉ dưỡng ở Cửa Lò, ngoài thú vui tận hưởng đặc sản miền biển, còn có dịp chiêm ngưỡng các danh thẳng, tham quan các điểm du lịch tâm linh.

1. Đền thờ Nguyễn Xí: Từ thành phố Vinh theo dọc Quốc lộ 46 xuống cảng Cửa Lò, đoạn cắt đường Nam Cấm rẽ trái khoảng 1km là đến đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí

Linh thiêng du lịch tâm linh Cửa Lò ảnh 1

Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu (1397) tại làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc (nay là xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Ông là một nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc, có nhiều cống hiến cho đất nước, quê hương.

Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu dấy binh, Nguyễn Xí luôn là vị tướng tiên phong, vào sinh ra tử, tham gia đánh thắng nhiều trận đánh lớn: Bồ Đằng, Trà Lân, thành Nghệ An, thành Diễn Châu, Tốt Động, Chúc Động, Đông Quan, Xương Giang... để đi đến “giang sơn thu về một mối”.

Năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi vua, Nguyễn Xí được xếp vào hàng "khai quôc công thần" được phong chức "Long hổ thượng tướng suy trung bảo chính công thần". Để thể hiện sự ưu ái đặc biệt cho những người có công lớn trong khởi nghĩa, Lê Lợi đã ban quốc tính cho Nguyễn Xí là Lê Xí.

Với tấm lòng trung quân ái quốc, Nguyễn Xí đã phục vụ dưới 4 triều vua Lê: Lê Thái Tổ (1428 - 1433), Lê Thái Tông (1434 - 1442), Lê Nhân Tông (1443 - 1459), Lê Thánh Tông (1460 - 1497) và có nhiều công lao to lớn đối với nhà nước Đại Việt.

Năm Ất Sửu niên hiệu Thái Hòa thứ 3 (1445), ông làm Nhập nội đô đốc, năm Mậu Dần niên hiệu Thái Hòa thứ 6 (1448), ông được thăng chức Thiếu bảo, coi việc quân dân. Tháng 6 năm Canh Thìn niên hiệu Quang Thuận nguyên niên (1460), ông được tiến phong Khai phủ nghi đồng tam phủ, Nhập nội kiểm hiệu Thái phó, Bình chương quân quốc trọng sự, á quận hầu, giúp việc chính.

Linh thiêng du lịch tâm linh Cửa Lò ảnh 2

Nguyễn Xí được triều đình ban thưởng hàng nghìn mẫu ruộng lộc điền. Tổng số lộc điền lên đến 5135 mẫu, phân bố rải rác từ Hải Dương đến Nghệ An, Hà Tĩnh, bao gồm 6 trấn, 25 huyện, 93 xã. Việc khai thác và sử dụng ruộng đất của Nguyễn Xí đã góp phần đáng kể vào công cuộc mở mang kinh tế và quá trình hình thành nên nhiều làng xã ở nước ta trong thế kỷ XV, mà chỉ tính riêng trên địa bàn Nghệ An thì đã có hàng chục làng xã thuộc 5 huyện có lộc điền của ông. Đây là một trong những đóng góp quan trọng của Nguyễn Xí và dòng họ Nguyễn Đình.

Đặc biệt, ông rất chú trọng việc khai phá và xây dựng vùng Cửa Lò - Cửa Hội. Cho đến những năm cuối đời, vẫn một lòng một dạ giúp đỡ vua Lê Thánh Tông xây dựng một nền thái bình thịnh vượng.

Ông mất ngày 30 tháng 10 năm Quang Thuận thứ 6 (1465), hưởng thọ 69 tuổi. Hai năm sau, Lê Thánh Tông lệnh cho xây dựng đền thờ ông tại quê nhà. Trải qua các triều đại phong kiến Lê, Tây Sơn, Nguyễn đều phong cho ông là thượng đẳng phúc thần và vẫn duy trì chế độ quốc tế ở đền thờ ông tại Thượng Xá (Nghi Hợp ngày nay)

Linh thiêng du lịch tâm linh Cửa Lò ảnh 3

2. Đền Vạn Lộc nằm ở phường Nghi Tân - Thị xã Cửa Lò, là di tích lịch sử được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng quốc gia năm 1991 theo Quyết định số 1075/QĐ-BVHTT ngày 14/6/1991.

Linh thiêng du lịch tâm linh Cửa Lò ảnh 4

Đền được nhân dân xây dựng thờ Phó mã Thái úy Quận công Đô đốc trấn thủ thập nhị hải môn Nguyễn Sư Hồi - Người có công chiêu dân, lập ấp, xây dựng nên làng Vạn Lộc (Nguyễn Sư Hồi đặt tên làng Vạn Lộc với ý nghĩa “Muôn lộc đổ về đây”, là vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa và trở thành một vùng đất văn hiến của xứ Nghệ).

Nguyễn Sư Hồi sinh ngày 26/5/1444 ở làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc (nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc), có công cùng với cha (là Cương Quốc công Nguyễn Xí) và các trung thần diệt trừ bọn gian thần hại dân, hại nước. Ông được phong chức “Nhập nội Thái úy, tham dự triều chính, Phó mã Đô úy” triều đình cấp cho 130 mẫu ruộng thế nghiệp.

Năm 1465, Nguyễn Xí mất. Thương tiếc vô hạn con người trung quân ái quốc, sống hết mình vì nghĩa cả, vua Lê Thánh Tông cho Nguyễn Sư Hồi đưa thi hài cha về quê an táng và lập đền thờ tại quê nhà. Thực hiện theo kế sách của triều đình và di huấn của cha, sau mãn tang cha, Nguyễn Sư Hồi vâng lệnh Vua đi trấn thủ vùng ven biển Nghệ An, lấy Cửa Xá làm trung tâm xây dựng đồn lũy, khai khẩn đất hoang, chiêu dân lập ấp lập nên làng xóm và chiêu mộ binh lính lập nên đội quân hùng mạnh tại vùng Cửa Xá.

Với lòng trung quân ái quốc và tài thao lược về quân sự, Nguyễn Sư Hồi đã cùng binh lính giữ vững cả vùng biển Nghệ An yên ổn. Sau khi Chiêu trưng vương Lê Khôi mất, ông được phong làm “Trấn thủ thập nhị hải môn” (trấn thủ 12 cửa biển từ Sầm Sơn cho đến Cửa Tùng).

Linh thiêng du lịch tâm linh Cửa Lò ảnh 5

3. Chùa Lô Sơn ở phường Nghi Tân do Tể tướng Nguyễn Văn Miên dựng vào năm Vinh Thịnh (1705 – 1719) đời Vua Lê Dụ Tông còn gọi là Phổ Am Tự. Chùa có quy mô vừa phải, thanh tịnh, linh thiêng, tọa trên một địa thế khá đẹp, tựa lưng vào núi Lô, hướng về phương bắc.

Dù đã trải qua hàng nghìn năm nhưng đến nay, ngôi chùa vẫn nguyên vẹn nét cổ kính, hài hòa với khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Đến thăm viếng di tích, du khách sẽ được tận hưởng sự trong lành của cảnh quan thiên nhiên

Linh thiêng du lịch tâm linh Cửa Lò ảnh 6

4. Đền Mai Bảng thuộc phường Nghi Thủy, cách trung tâm thị xã Cửa Lò khoảng 3km về phía Bắc. Đền được xây dựng từ thời Lê, thờ Chiêu Trưng Vương Lê Khôi – người có công giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh; thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu – một Quý phi tài sắc vẹn toàn, được nhân dân suy tôn làm nữ thần biển…

Linh thiêng du lịch tâm linh Cửa Lò ảnh 7

5. Chùa Song Ngư được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIV, nơi đây còn lưu nhiều tích xưa như hai cây lộc vừng, giếng chùa có tuổi đời hàng trăm năm. Năm 2005 chùa Song Ngư được phục hồi, tôn tạo trên nền cũ

Linh thiêng du lịch tâm linh Cửa Lò ảnh 8

Kiến trúc chùa Song Ngư gồm các hạng mục: Bến chùa, đường, vườn, nhà khách, tam quan, sân, nhà tả vu, hữu vu và hai tòa chính là Bái đường, Thượng điện. Chùa Song Ngư có vị trí tâm linh rất quan trọng đối với ngư dân vùng biển Đan Nhai (Cửa Lò).

Linh thiêng du lịch tâm linh Cửa Lò ảnh 9

Mùa du lịch, hàng ngàn khách thập phương ra đảo Ngư thăm viếng ngôi chùa cổ nhiều huyền tích

Linh thiêng du lịch tâm linh Cửa Lò ảnh 10
Linh thiêng du lịch tâm linh Cửa Lò ảnh 11
MỚI - NÓNG