Liệu giới trẻ có đang 'ảo tưởng' về giá trị của bằng cấp?

0:00 / 0:00
0:00
Trong khoảng 2 năm gần đây, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển Cao đẳng, Đại học đang giảm xuống. Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 giảm gần 10.000 thí sinh xét tuyển CĐ-ĐH so với năm 2019. Nguyên do nào dẫn đến xu hướng này?

Bằng cấp không còn là điều kiện đủ để có một công việc tốt

Đã qua rất lâu thời kỳ chỉ cần một tấm bằng Đại học là các cử nhân đã có thể tự tin ứng tuyển vào bất kỳ cơ quan, công ty nào. Năm 2018, trang tìm kiếm việc làm Glassdoor công bố danh sách 15 doanh nghiệp không còn yêu cầu bằng cấp, trong đó có những cái tên lớn như Google, Apple, Starbuck… Chủ tịch Ginni Rometty của IBM - Tập đoàn công nghệ đa quốc gia cho biết 15% nhân viên của IBM không có bằng ĐH: “Thay vì nhìn vào điểm số, chúng tôi hiện nhắm tới những người có trải nghiệm thực tế và kinh nghiệm đối với các ngành nghề liên quan đến công việc của tập đoàn”. Thực tế càng ngày sự ưu tiên về các kỹ năng khi tuyển dụng càng cao. Và không có bất kỳ một trường đại học nào, dù là Harvard hay Oxford có thể giúp kỹ năng nghề nghiệp của chúng ta bền vững trong một kỷ nguyên 4.0 đầy biến động.

Có rất nhiều doanh nhân thành công mà không cần đến một tấm bằng ĐH. Không thể phủ nhận việc được đào tạo bài bản sẽ rất quan trọng với một số khối ngành, nhưng đặc biệt với ngành kinh doanh có lẽ bằng cấp không phải là điều quá cần thiết.

Liệu giới trẻ có đang 'ảo tưởng' về giá trị của bằng cấp? ảnh 1

Nhiều cử nhân các trường Đại học danh giá vẫn đối mặt với nguy cơ thất nghiệp

Kỹ năng thực tiễn mới là tấm vé thông hành

Đối mặt với nhà tuyển dụng, bạn sẽ nói những gì để gây ấn tượng? Những thành tích học tập, điểm số hay các kỹ năng thực tế bạn có? Anh Phạm Văn An, hiện đang là Giám đốc Công ty CP Thế giới đồ gỗ Thiên Phát cho biết: “Khi đi xin việc chưa có nhà tuyển dụng nào hỏi bằng cấp của tôi, khi được bổ nhiệm trưởng phòng rồi vị trí giám đốc cũng không hề đòi hỏi bằng cấp. Ngay từ đầu các đơn vị tôi ứng tuyển chỉ quan tâm kỹ năng và kinh nghiệm mà thôi. May mắn rằng tôi học ở một trường chú trọng đào tạo kỹ năng thực tiễn cho sinh viên là Trường Doanh nhân CEO Việt Nam”

Chia sẻ với tư cách một nhà tuyển dụng, giám đốc Phạm Văn An lại cho biết: “Đối diện với các ứng viên, cái tôi quan tâm là kỹ năng làm việc, giữa một bạn tốt nghiệp ĐH nhưng mang toàn kiến thức học thuật và một bạn không có bằng nhưng đã tự rèn luyện kỹ năng thực tế, rõ ràng doanh nghiệp sẽ được lợi hơn khi trao cơ hội cho bạn thứ hai”.

Liệu giới trẻ có đang 'ảo tưởng' về giá trị của bằng cấp? ảnh 2

Anh Phạm Văn An trở thành giám đốc khi mới 22 tuổi nhờ sớm rèn luyện kỹ năng thực tế

Nhiều người sẽ lựa chọn việc vừa học ĐH để có một tấm bằng danh giá, vừa cố gắng đi làm thêm để trau dồi kinh nghiệm. Đây có thể là lựa chọn an toàn nhưng với một số bạn mong muốn tiết kiệm thời gian, chi phí thì không còn phải quá lo lắng về việc bắt buộc phải có một tấm bằng. Việc vừa học, vừa làm ở bậc ĐH đôi khi còn khiến sinh viên không thể tập trung hoàn thành việc tốt nghiệp, lại cũng rất khó tìm việc đúng chuyên ngành dẫn đến không tích lũy được những kỹ năng làm việc giá trị.

Nắm bắt được nỗi lo ấy, Trường Doanh nhân CEO Việt Nam ra đời với mục tiêu kiến tạo chủ doanh nghiệp tương lai trên nền tảng là Trường Cao đẳng Kinh tế - Công nghiệp Hà Nội. Trường trang bị cho sinh viên kỹ năng thực tế với đội ngũ giảng viên 100% là cán bộ cấp cao và chủ doanh nghiệp, tới năm học thứ hai toàn bộ sinh viên đã được bố trí việc làm đúng chuyên ngành. Kết thúc 3 năm học, sinh viên Trường Doanh nhân CEO Việt Nam sở hữu bằng Cao đẳng chính quy và tự tin có những kỹ năng làm việc thực tiễn. Một tấm bằng có thể không quá cần thiết trong quá trình người trẻ lập nghiệp, tuy vậy nó cũng có thể là “lời giải” cho nỗi lo của bố mẹ và chính sinh viên.

Trường Doanh nhân CEO Việt Nam thành lập từ năm 2015 được sáng lập bởi Ông Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Holding, người sở hữu hệ thống 10 công ty thành viên hoạt động đa ngành trên nhiều lĩnh vực. Năm học 2021 – 2022, Trường tuyển sinh 4 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Quản trị nhân sự; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Chương trình huấn luyện khởi nghiệp. 100% sinh viên tốt nghiệp được bố trí việc làm và giữ những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp.

MỚI - NÓNG