Ông Chu Quang Ngôn (SN 1931), trú tại khối 7, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn có thói quen đi thể dục buổi sáng tinh sương. Do vô tình dẫm vào đống lá mít giữa đườn nên bị một con rắn lục nằm trong đống lá cắn vào ngón cái chân phải.
Do chủ quan, ông vẫn tiếp tục đi bộ gần 30 phút sau mới về nhà và ăn sáng. Chỉ khi thấy đầu choáng váng, đau buốt ở chân, ông Ngôn mới nói với người nhà và được đưa đến cơ ở y tế địa phương. Tại đây, bác sỹ chỉ định phải cắt bỏ ngón chân cái để giữ tính mạng cho ông.
Lực lượng Đoàn viên, thanh niên thường xuyên tuyên truyền cảnh báo và tham gia săn bắt các loại rắn sinh sống ở những nơi dân cư. Ảnh: Duy Chiến
Trong tháng 5, tại bệnh viện đa khoa Lạng Sơn đã cấp cứu, chữa trị 5 trường hợp bị rắn tấn công, nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. Ảnh: Duy Chiến
Bác sỹ Nguyễn Thành Đô, khoa Hồi sức- chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết: Từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận, cấp cứu, điều trị 9 người bị rắn độc cắn (trong đó, tháng 5/2020, có 5 người), tăng 3 trường hợp so với cùng kỳ năm 2019. “Sai lầm của những bệnh nhân bị rắn độc cắn là cứ loay hoay tự chữa tại nhà bằng những kinh nghiệm, bài thuốc dân gian, chỉ đến bệnh viên khi nạn nhân có các biểu hiện của suy hô hấp, tím tái, co cơ, khó thở, hoại tử. Việc này rất nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại những biến chứng nặng, dị tật đối với cơ thể con người sau khi bị rắn cắn”. Bác sỹ Đô nói.
Theo khuyến cáo của ngành Y, rắn thường ẩn nấp ở những nơi rậm rạp xung quanh nhà, lối đi lại, nơi để củi, gạch vụn, rơm, rạ. Nếu bị rắn độc cắn, người dân cần nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước sạch để hạn chế nọc độc của rắn xâm nhập vào cơ thể. Sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Đặc biệt, cần xác định rõ loại rắn nào cắn để báo bác sỹ có phương pháp cấp cứu kịp thời, hiệu quả.