Làm gì khi bị nẻ mặt?

Làm gì khi bị nẻ mặt?
Tôi thường xuyên bị nẻ mặt, nhất là khi thời tiết giá lạnh và hanh khô. Da mặt của tôi khi ấy cứ đỏ lên, ngứa, rát, rất khó chịu. Tôi có dùng kem dưỡng da bôi vào mặt nhưng không thấy đỡ nẻ. Xin tư vấn giúp tôi có thể dùng thuốc gì để trị nẻ mặt? Nguyễn Như Lan (Ninh Bình).

Về mùa lạnh và khô, da mặt chúng ta thường hay bị khô và nẻ. Sau khi rửa mặt xong, nhất là những người hay dùng nước nóng quá thì da mặt bị đỏ lên, hơi dầy lên, sờ vào có cảm giác cồm cộm dưới tay. Đôi khi da bị bong tróc các vảy nhỏ như phấn, cám.

Một số người có thể bị ngứa nhẹ. Trời càng lạnh thì da càng khô hơn. Đây là do hiện tượng tăng mất nước qua thượng bì khi trời lạnh. Những người có yếu tố cơ địa thì bị nẻ ngay khi bắt đầu mùa đông và mức độ nẻ nặng hơn những người bình thường. Trường hợp của bạn nhiều khả năng bạn cũng có yếu tố cơ địa nên da mặt dễ bị nẻ.

Rửa mặt nhẹ nhàng ngày 2 - 3 lần bằng nước ấm, không nên rửa bằng nước nóng quá. Có thể sử dụng các sữa làm mềm da, ẩm da như physiogel, cetaphil…

Sau khi rửa mặt xong, các bạn có thể bôi các chế phẩm làm ẩm da như: cream physiogel, vitamin E… Nếu nẻ nhiều có thể bôi được ngày 2 - 3 lần.

Tuyệt đối không bôi các thuốc có chứa steroid như trangala, cortebios, chlorocid H, flucinar, gentrisone, diprosone, fobancort... Nếu bạn bôi kéo dài các thuốc này sẽ gây nên nhiều hậu quả xấu như nổi mụn trứng cá, da mặt sần sùi, teo da, lệ thuộc thuốc...

Theo TS. Nguyễn Thị Lai
Báo Sức khỏe và Đời sống

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Đoạn đường Nguyễn Trãi bên cạnh hầm chui Thanh Xuân mênh mông nước tối 7/9. Ảnh: Thái An.
Mưa tối ngập đường Hà Nội, xe chết máy, rác trôi đầy
TPO - Tối nay (7/9), thêm nhiều cây xanh đổ gãy trên đường phố Hà Nội, nhưng người đi đường sợ hơn cả vẫn là tình trạng ngập nước ở một số nơi. Xe chết máy, nhiều người bì bõm, hì hục dắt xe cả đoạn phố dài, trong khi rác sinh hoạt, phế thải xây dựng lững lờ trôi…