Kiến nghị thu hồi dự án 'rùa'

Kiến nghị thu hồi dự án 'rùa'
Sau khi rà soát trên 300 dự án bất động sản tại Hà Nội, và gần 1700 dự án tại TPHCM, Bộ Xây dựng đang xem xét phân loại các dự án dừng, và tạm dừng triển khai. Sau đó, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và ra quyết định.

Kiến nghị thu hồi dự án 'rùa'

> Khốn khổ như ...đòi lại tiền mua căn hộ chậm tiến độ
> 1001 chiêu né trách nhiệm của chủ đầu tư dự án 'rùa'
> Nhà đầu tư ồ ạt tháo chạy khỏi các dự án ‘rùa’

Sau khi rà soát trên 300 dự án bất động sản tại Hà Nội, và gần 1700 dự án tại TPHCM, Bộ Xây dựng đang xem xét phân loại các dự án dừng, và tạm dừng triển khai. Sau đó, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và ra quyết định.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, từ tháng 7-2012, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các địa phương thực hiện rà soát các dự án trên phạm vi 58 tỉnh thành, trực tiếp kiểm tra 11 tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP Hồ Chính Minh, Đà Nẵng...

Hiện quá trình rà soát đã kết thúc và đã có báo cáo về tình hình các dự án đã được hoàn thiện, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng đã ký và đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Bộ xây dựng cho biết, trong báo cáo rà soát các dự án của các địa phương gửi Bộ xây dựng, mặc dù dư thừa nguồn cung và các dự án bất động sản, tuy nhiên số lượng dự án đề xuất thu hồi và tạm dừng chỉ khoảng 1% số lượng các dự án. Sau khi xem xét Bộ Xây dựng thấy rằng, con số trên là quá ít và đề xuất cần phải mạnh tay cắt giảm khoảng 30-40% số lượng dự án mới có thể siết chặt được nguồn cung ra thị trường, tránh tình trạng nguồn cung quá dư thừa.

Theo thống kê sơ bộ báo cáo rà soát, hiện Hà Nội đang có 315 dự án với tổng diện tích 18 ngàn ha.

Đồng quan điểm với Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Ngọc Hùng – Tổng hội xây dựng Việt Nam cho rằng, Ngày 7-1, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định yêu cầu phải rà soát tất cả các dự án nhà ở trên cơ sở kế hoạch, quy hoạch, dự báo dân số, dự báo kinh tế, khả năng tài chính của dân. Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, bất động sản là tài sản trên đất, do nhà nước quản lý, không có 1 dự án nào đầu tư không xin, phải được cơ quan nhà nước cho. Cơ quan này cấp dựa trên tính chất, quy mô dự án, trình độ năng lực chuyên môn của chủ đầu tư.

Thời gian vừa qua, do phân cấp quá lớn cho địa phương vì vậy thiếu kiểm tra tổng hợp đặt biệt Hà Nội, TPHCM đã cấp phép khá tràn lan nhiều dự án không phù hợp với thị trường, điều kiện kinh tế địa phương, cung vượt cầu.

Trách nhiệm cơ quan nhà nước là rất lớn, và việc xem xét việc tạm dừng các dự án là đúng theo 4 hướng dự án dừng, tạm dừng, điều chỉnh quy mô, chuyển đổi dự án là rất tốt. Đề nghị thêm dự án phải thu hồi.

Việc này hết sức cấp bách, trong nghị định 02, Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì để kiểm tra thực hiện vấn đề này. Nếu để địa phương tự rà soát là rất khó, kéo dài và dễ thỏa hiệp vì chính quyền địa phương là người chủ đầu tư xin dự án.

Trong khi chờ đợi sửa đổi luật đất đai, kiến nghị với nhà nước dừng cấp phép tất cả các dự án kiểu đô thị mới, phải thu hồi đất sau đó cấp cho chủ đầu tư. Tất cả các dự án nhà nước đứng ra lập quy hoạch, quy hoạch chung, thu hồi đất, lập ban quản lý, đấu giá đất thì mới có thể thu được chênh lệch địa tô. Có như thế Nhà nước mới thu hồi được khoảng địa tô. Trung Quốc trong 5 năm thu 800 tỷ USD (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm quyến), Rất lâu, Việt Nam không làm nên phần này rơi vào chủ đầu tư, nhóm lợi ích

Đồng thời, ông Hùng kiến nghị sắp tới, Bộ Xây dựng cần tổng kiểm tra nguồn vốn các dự án, sai phạm trong quản lý cấp phép để xử lý kịp thời như chạy dự án huy động vốn, cấp phép. Ngoài ra, tổng kiểm tra năng lực doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo đúng tiêu chuẩn doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, thu hồi dự án ma, doanh nghiệp không đủ năng lực.

Theo Anh Đào
VnMedia

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG