Kiểm tra tử cung – vòi trứng: Phương pháp hiệu quả và an toàn

0:00 / 0:00
0:00
Tử cung là một vùng bảo vệ êm ái và chắc chắn cho thai nhi, từ khi thụ tinh cho đến khi sinh ra. Nội mạc tử cung (NMTC) là nơi thai nhi phát triển. Do đó, bất thường liên quan đến tử cung sẽ gây ra tình trạng hiếm muộn.

Các phương pháp kiểm tra tử cung

Siêu âm 2D-3D: Phương pháp đơn giản và an toàn để kiểm tra hình dạng tử cung, NMTC, có thể thực hiện được ở bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ kinh.

MRI-CT scan: Cũng cho kết quả khảo sát tốt, tuy nhiên tốn kém và phơi nhiễm tia xạ nên ít được dùng, trừ khi khảo sát tổn thương Lạc nội mạc tử cung trong bụng và thân tử cung.

Siêu âm bơm nước lòng tử cung (SIS): Sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để bơm vào buồng tử cung, sau đó siêu âm đầu dò âm đạo để kiểm tra các bất thường liên quan như: dính lòng tử cung, nhân xơ tử cung dưới niêm mạc, polype lòng tử cung. Với dung dịch nước muối sinh lý nên tác dụng phụ rất ít, cảm giác đau khi bơm nước cũng thấp hơn chất cản quang. Theo các báo cáo nghiên cứu gần đây, SIS có độ chính xác trong chẩn đoán (độ nhạy và độ đặc hiệu) cao hơn HSG đối với cả hai ống dẫn trứng phát hiện các bất thường ở tử cung và sự thông thoáng.

Kiểm tra tử cung – vòi trứng: Phương pháp hiệu quả và an toàn ảnh 1

Vòi trứng là gì?

Vòi trứng- ống dẫn trứng hay Vòi tử cung là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh sản nữ giới, nằm trong ổ bụng của người phụ nữ. Ống dẫn trứng có cấu tạo hình ống, rỗng ruột bên trong và là “cầu nối” giữa buồng trứng và buồng tử cung. Một người phụ nữ sẽ có hai ống dẫn trứng. Vòi trứng dài khoảng 9-12cm, một đầu ống dẫn trứng thông với tử cung, đầu còn lại thông với ổ bụng để hứng “trứng” khi rụng. Nơi đây cũng là chỗ để tinh trùng di chuyển và “nằm đợi” trứng rụng để thụ tinh, vòi trứng cũng là con đường cho phôi di chuyển và tử cung nên những tổn thương trên vòi trứng sẽ dẫn đến tình trạng hiếm muộn, thai ngoài và viêm nhiễm mãn tính. Hiện nay, có nhiều bằng chứng cho thấy cứ 10 bệnh nhân vô sinh nữ thì có 3-4 người có bất thường về vòi trứng. Tỷ lệ này tăng lên cao ở nhóm phụ nữ có tiền căn nạo hút thai, viêm nhiễm vùng chậu và tiền căn phẫu thuật trong ổ bụng.

Kiểm tra tử cung – vòi trứng: Phương pháp hiệu quả và an toàn ảnh 2

Hiệu quả và tăng xác suất có thai?

Đến nay chỉ có các nghiên cứu quan sát được tiến hành để khảo sát xác suất có thai sau khi tiến hành SIS và HyFoSy. Với SIS thì ghi nhận tỷ lệ có thai tự nhiên tăng lên 10-15%. Một nghiên cứu hồi cứu cho thấy trong 359 phụ nữ tiến hành HyFoSy, 55% có thai trong khoảng thời gian dao động từ 3 đến 42 tháng sau thủ thuật. Nghiên cứu này cho thấy số lượng có thai cao nhất trong chu kỳ tiến hành HyFoSy và trong hai chu kỳ đầu tiên sau thủ thuật. Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 111 phụ nữ vô sinh cho thấy 48 (43,2%) có thai trong vòng 6 tháng sau HyFoSy, trong đó 24 người có thai tự nhiên. Emanuel và cộng sự báo cáo tỷ lệ có thai tự nhiên là 19,2% với trung vị 3 tháng sau thủ thuật HyFoSy. Trong một nghiên cứu quan sát hồi cứu trên 294 phụ nữ vô sinh tiến hành HyFoSy, 157 người cung cấp thông tin qua điện thoại về tình hình sinh sản của mình vào 12 tháng sau thủ thuật. Các tác giả ghi nhận tỷ lệ có thai tự nhiên là 10,2% trong vòng 1 tháng đầu sau HyFoSy, 29,9% trong vòng 6 tháng, và 34,4% trong vòng 12 tháng [3].

Đối tượng và thời điểm thực hiện kiểm tra tử cung- vòi trứng

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản; có nghi ngờ tổn thương buồng trứng và vòi trứng: nạo phá thai, viêm nhiễm vùng chậu, phẫu thuật trong ổ bụng, rong kinh, rong huyết. Thời điểm thực hiện tốt nhất là sau khi sạch kinh 2-5 ngày, nếu thực hiện vào các thời điểm khác trong chu kỳ kinh phải đảm bảo không có thai (chống chỉ định khi đang hành kinh và nghi ngờ có thai).

Kiểm tra tử cung – vòi trứng: Phương pháp hiệu quả và an toàn ảnh 3

Bác sĩ IVF Phương Châu thực hiện kỹ thuật HYFOSY

Hầu hết các nghiên cứu gần đây kết luận rằng SIS và HyFoSy là một kỹ thuật có thể thay thế HSG đầy hứa hẹn về độ chính xác và hiệu quả. SIS và HyFoSy giúp bệnh nhân không phải tiếp xúc với tia xạ và iodine như với HSG. SIS và HyFoSy ít đau hơn và dung nạp tốt hơn so với HSG, và không cần phải dùng thuốc giảm đau. Trong hơn 350.000 trường hợp tiến hành thủ thuật, không ghi nhận biến chứng nặng hoặc nghiêm trọng nào. Kháng sinh dự phòng trước thủ thuật thường không được khuyến cáo; tuy vậy cần sàng lọc và điều trị nhiễm trùng vùng chậu trước khi tiến hành HyFoSy. Thêm vào đó, dữ liệu cho thấy HyFoSy dường như không gây tác động xấu lên tình trạng sinh sản và thậm chí có thể mang lại tác động có lợi trong ba chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau thủ thuật giúp tăng xác suất có thai. Cần thực hiện thêm các nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng với cỡ mẫu lớn để đưa ra kết luận chắc chắn hơn về độ chính xác và hiệu quả của HyFoSy, cũng như về tác động tăng xác suất có thai sau thủ thuật so với nhóm không can thiệp hay so với các kỹ thuật chẩn đoán khác [4],[6],[7],[9].

Xem thêm thông tin bài viết tại website: https://ivfphuongchau.com/kiem-tra-tu-cung-voi-trung-phuong-phap-hieu-qua-va-an-toan/

MỚI - NÓNG