Lai Châu:

Khu sinh thái 'cạo trọc' núi rừng đỉnh đèo Hoàng Liên lấn chiếm, chồng lấn đất của dân

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Không chỉ bị cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện dự án khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) dùng máy móc san ủi, cày xới 3,5 ha trong đó có nhiều diện tích rừng bị tàn phá mà người dân có đơn phản ánh về việc đất hợp pháp bị dự án lấn chiếm, chồng lấn.

Ngày 24/10/2022, ông Đặng Xuân Thảo (sinh năm 1987, thường trú bản Chu Va 2, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu đề nghị chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Pusamcap Lai Châu trả lại diện tích hơn 12ha chồng lấn tại vị trí đang khai thác giai đoạn một của dự án Khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu).

Cận cảnh các mảng rừng bị cạo trọc tại Dự án Khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên.

Theo nội dung đơn, ông Đặng Xuân Thảo là người được ủy quyền thay mặt hộ gia đình ông Trần Đình Hà (bản Nậm Dê, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường) quản lý, sử dụng, chăm sóc, bảo vệ rừng, được thế chấp để vay vốn ngân hàng, toàn quyền định đoạt đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T683089, với thông tin cụ thể thửa đất số 18, tờ bản đồ số 3, diện tích 374.314 m2, mục đích sử dụng: RTĐ (đất rừng trồng đặc dụng) thời hạn sử dụng đến tháng 1/2052.

Khu sinh thái 'cạo trọc' núi rừng đỉnh đèo Hoàng Liên lấn chiếm, chồng lấn đất của dân ảnh 1

Ví trí khu đất chồng lấn (ô nhỏ khoanh đỏ) nhìn từ trên cao.

Về tính pháp lý, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T683089 được cấp ngày 30/1/2002 bởi UBND huyện Phong Thổ trước đây và nay là huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Các giấy tờ liên quan kèm theo gồm có trích lục bản đồ, sổ mục kê, quyết định cấp đất và danh sách các hộ được cấp sổ cùng thời điểm đó (730 hộ).

Ông Thảo phản ánh, sau khi được cấp quyền, gia đình quản lý sử dụng ổn định. Đến năm 2016, công ty cổ phần Pusamcap Lai Châu tổ chức san gạt và xây dựng công trình trên diện tích khoảng hơn 120.000 m2. Gia đình đã nhiều lần yêu cầu phía công ty Pusamcap dừng việc lấn chiếm, xây dựng và trả lại phần đất bị chồng lấn nhưng không được phản hồi.

Về dự án Khu sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên, theo hồ sơ của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lai Châu, tổng diện tích đất Công ty cổ phần Pusamcap Lai Châu được thuê theo Quyết định số 1444/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu là 517.541 m2. Trong đó, diện tích đất 306.147 m2 là đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân xã Sơn Binh quản lý. Diện tích đất 211.394 m2 là đất lâm nghiệp do các hộ gia đình, cá nhân xã Sơn Bình quản lý, sử dụng.

Đối với diện tích đất 211.394,0 m2 là đất lâm nghiệp do do các hộ gia đình, cá nhân sử dụng, công ty Cổ phần Pusamcap Lai Châu đã phối hợp với UBND xã Sơn Bình, Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường xác định có 2 hộ đang trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng là hộ ông Hà Kim Thân (61.394 m2) và hộ ông Đặng Hữu Xoan (150.000 m2).

Khi công ty thực hiện thỏa thuận chi trả tiền hỗ trợ cho ông Hà Kim Thân, ông Đặng Hữu Xoan thì không biết đến sự tồn tại của Giấy chứng nhận số T683089 do UBND huyện Phong Thổ cấp cho hộ ông Trần Đình Hà ngày 30/01/2002.

Căn cứ để Công ty cổ phần Pusamcap Lai Châu phối hợp với UBND xã Sơn Bình xác định cụ thể diện tích, thỏa thuận chi trả tiền hỗ trợ cho ông Hà Kim Thân, ông Đặng Hữu Xoan là Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất ngày 18/2/2011 của UBND xã Sơn Bình và Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường.

Khu sinh thái 'cạo trọc' núi rừng đỉnh đèo Hoàng Liên lấn chiếm, chồng lấn đất của dân ảnh 2

Dự án Khu sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên do Công ty Pusamcap Lai Châu làm chủ đầu tư.

Trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo xã Sơn Bình khẳng định, "sổ đỏ" cấp cho ông Trần Đình Hà (ông Đặng Xuân Thảo được ủy quyền-PV) là hợp pháp. Hai hộ ông Hà Kim Thân và Đặng Hữu Xoan - những người nhận tiền chi trả hỗ trợ từ dự án không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cũng theo Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lai Châu, về đo đạc, lập bản đồ dự án khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên, trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường phối hợp với chính quyền địa phương (UBND xã Sơn Bình) tiến hành, đo đạc quy chủ theo đúng hiện trạng ranh giới thửa đất, loại đất, người sử dụng đất trên thực tế.

Nhưng không đối chiếu với hồ sơ địa chính năm 2002 được thực hiện theo Nghị định 163/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ và tại Quyết định số 474/QĐ-UB ngày 30/01/2002 của UBND huyện Phong Thổ (bản đồ dạng giấy, số địa chính, sổ mục kê) đã được Sở Địa chính bản giao 3 cấp (xã, huyện, tỉnh) trong đó có Giấy chứng nhận số T683089 do UBND huyện Phong Thổ (cũ) cấp cho hộ ông Trần Đình Hà.

Ngoài ra, UBND huyện Tam Đường chưa thực hiện thu hồi đất đến hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo chứng nhận đầu tư được cấp, dự án Khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên có tổng vốn đầu tư 63,3 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 28,6 tỷ đồng; vốn vay ngoài 34,7 tỷ đồng.

Tiến độ thực hiện dự án từ 2012-2015. Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai dự án, thực tế (giai đoạn 1), chủ đầu tư đã xây dựng khách sạn 3 tầng, khu nhà hàng đỉnh đèo, Cafe ... các hạng mục phụ trợ (đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng và đang vận hành từ năm 2019 đến nay).

Giai đoạn 2, bắt đầu triển khai từ tháng 4/2022, xây dựng 66 căn Bungalow nghỉ dưỡng chiều cao 1-2 tầng, diện tích xây dựng mỗi căn khoảng 30 - 100 m2, nhà hàng khu trung tâm, chiều cao 2 tầng và các hạng mục phụ trợ phục vụ.

MỚI - NÓNG