Tác hại của việc thường xuyên mỳ tôm
Mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường do béo phì
Với nhiều người, họ thường rất thích ăn mỳ tôm vào sáng sớm hoặc những lúc lót dạ. Thế nhưng bạn không nên ăn quá nhiều mỳ tôm vì khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo. Điều này làm hàm lượng chất béo, calo tăng cao.
Chúng dễ dàng khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… với các biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…
Nguy cơ ung thư trực tràng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa trong mỳ tôm ăn trong thời gian dài sẽ dễ gây táo bón. Người bị táo bón khiến phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư trực tràng.
Bị sỏi thận
Mỳ tôm là thực phẩm có chứa rất nhiều muối. Vì thế, ăn nhiều mỳ tôm với lượng muối cao như vậy vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.
Loại mỳ nào cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Chúng giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến bạn dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
Ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết, tăng lão hóa
Trong mỳ tôm có chứa nhiều chất mỡ, vì thế, nó làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm.
Nếu cứ dung nạp chất này quá nhiều trong thời gian dài, chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Đối mặt với bệnh dạ dày, tiêu hóa
Mỳ tôm có chứa rất nhiều dầu và nhiều hương liệu, chất phụ gia. Do đó, ăn mỳ thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Điều này lâu dần có thể gây rối loạn chức năng dạ dày, khiến bạn dễ bị đầy hơi, đau dạ dày…
Những người không nên ăn mỳ tôm
Người béo phì, tim mạch
Mì ăn liền được chiên qua dầu với nhiệt độ cực cao, vì thế lượng chất béo bão hoà (khó tan) trong mì khá nhiều. Đây là chất béo làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch nếu đi vào mạch máu, làm xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của mì ăn liền không cân đối, chủ yếu từ tinh bột. Thành phần này càng dễ chuyển hoá thành chất béo, không có lợi cho cơ thể.
Người mắc bệnh dạ dày
Ăn nhiều mì ăn liền không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày …
Người mắc bệnh thận
Trong mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn vô tình làm hại thận và không tốt cho người mắc bệnh thận.
Trẻ em
Do mì ăn liền là thực phẩm ăn liền, có chứa nhiều dầu mỡ nên khi trẻ em ăn vào thường kích thích vị giác, không ăn các món ăn khác và dần trở nên biếng ăn.
Cách ăn mì tôm đúng
Không nên ăn “mỳ úp”, nên luộc bỏ nước đầu, nấu mì với nước lần 2 và các thực phẩm kết hợp khác.
Nên vứt bỏ gói gia vị, vì trong đó tích nhiều dầu mỡ, nếu ăn vào thường xuyên dễ gây béo phì, tim mạch…
Thêm rau xanh để giảm tối đa lượng chất béo thừa.
Nên bổ sung mỗi bát mì từ 25-30 gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm…
Sau khi ăn bạn nên bổ sung nhiều nước, trái cây để cơ thể giải nhiệt và đào thải độc tố ra ngoài. Từ đó, hạn chế các hiện tượng sinh nhiệt, nổi mụn hay béo bụng.