Một giờ học thực hành sử dụng thiết bị quay chụp của sinh viên Truyền thông đa phương tiện. Ảnh: Xuân Trường |
Không “kén việc” như lời đồn!
Những năm gần đây, thí sinh và phụ huynh có xu hướng đổ xô lựa chọn khối ngành Kinh tế, Công nghệ vì cho rằng ngành hot, dễ tìm việc, hợp xu hướng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia hướng nghiệp, suy nghĩ này chưa thực sự đúng đắn.
“Mỗi ngành nghề đều có vị trí, vai trò riêng trong xã hội. Không có ngành hot, chỉ có… người hot. Đó là những nhân sự chất lượng, hội tụ đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết, đáp ứng nhu cầu công việc, luôn sẵn sàng đón nhận thử thách, liên tục học hỏi. Những người như vậy thì dù ở đâu, lĩnh vực nào cũng không lo thất nghiệp” TS.Mai Đức Toàn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Truyền thông, trường Đại học Gia Định, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp nhấn mạnh.
TS Mai Đức Toàn trong chương trình”Để trở thành công dân số” tại trường THPT Cần Giuộc (Long An). Ảnh: Xuân Trường |
Trên thực tế, không ít sinh viên theo học các ngành được coi là hot, giữa chừng bỏ ngang hoặc ra trường làm trái ngành. Ngược lại, nhiều ngành khối xã hội, vốn bị định kiến khó tìm việc lại luôn trong tình trạng “khát” nhân lực, thậm chí chưa ra trường đã được doanh nghiệp “trải thảm” mời gọi.
TS Nguyễn Mai Phương, Phó Trưởng khoa Truyền thông số, trường Đại học Gia Định cho rằng những lo ngại về việc làm khi học nhóm ngành Khoa học xã hội là không chính xác. Bà Phương dẫn chứng như ngành Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng hiện thu hút nhiều người học và cơ hội việc làm rộng mở.“Hơn 90% sinh viên tốt nghiệp ngành này tại trường Đại học Gia Định ra trường có việc làm sau 1 năm. Phần lớn công việc chuyên môn bám sát chuyên ngành đào tạo. Nhiều em trở thành nhân viên chính thức tại doanh nghiệp khi vẫn còn đang học”.
Một ngành học khác thuộc khối Khoa học xã hội cũng giàu tiềm năng, đó là Luật. Mọi lĩnh vực trong xã hội từ kinh tế, văn hóa đến dịch vụ, giải trí đều ít nhiều liên quan đến pháp luật. Bởi vậy, nhu cầu nhân lực ngành này rất lớn. “Học Luật ra, không chỉ làm luật sư. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức để công tác tại nhiều vị trí như: thẩm phán, kiểm sát viên, thư ký toà án,… Rộng hơn, sinh viên có thể làm việc trong lĩnh vực pháp chế doanh nghiệp, trở thành một chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp” ThS.LS Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Gia Định cho hay.
Phiên tòa giả định là hoạt động được tổ chức cho sinh viên ngành Luật. Ảnh: Quốc Lê |
Chất lượng con người là yếu tố quyết định
Quan niệm các ngành khối Xã hội khó kiếm lương cao cũng…xưa như trái đất. Ông Nguyễn Tuấn Phương, giám đốc một agency tại TP.HCM tiết lộ, mức lương dành cho sinh viên mới ra trường mảng truyền thông dao động trên dưới 10 triệu đồng, có thể tăng sau 2-3 năm kinh nghiệm. Vị trí trưởng phòng quan hệ công chúng, truyền thông của doanh nghiệp có mức lương từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/tháng.
Cử nhân Luật làm việc tại văn phòng công chứng, chuyên viên pháp lý … thu nhập khởi điểm từ 8-10 triệu đồng. Nếu giỏi ngoại ngữ, làm pháp chế tại các tập đoàn đa quốc gia, công ty nước ngoài, thu nhập hơn gấp nhiều lần.
Sinh viên khối Khoa học Xã hội tại trường Đại học Gia Định được chú trọng học tập thông qua trải nghiệm, thực hành. Sinh viên đi thực tập, kiến tập ngay từ năm nhất; gặp gỡ các diễn giả, chuyên gia trong ngành, lãnh đạo doanh nghiệp; được tiếp cận với thị trường lao động từ sớm; liên tục tham gia các workshop, seminar để nâng cao kỹ năng và sinh hoạt CLB phong trào sôi nổi.
Vừa qua, sinh viên ngành Quan hệ công chúng của trường Đại học Gia Định đã có cơ hội giao lưu, đặt câu hỏi cùng tiktoker Long Chun và MC Tú Trinh tại workshop "Sáng tạo nội dung trong kỷ nguyên web 2.0". Ngoài việc được trao đổi, học hỏi sinh viên còn được các khách mời chia sẻ những thông tin, bí quyết để sáng tạo nội dung trên nền tảng số. Đặc biệt, chương trình còn là sự kiện do chính các bạn sinh viên năm nhất ngành Quan hệ công chúng lên ý tưởng và tổ chức thực hiện.
“Mình cảm thấy như trẻ lại khi được đến, giao lưu, trò chuyện cùng các bạn sinh viên Gia Định, các bạn rất nhiều năng lượng. Long cũng rất bất ngờ khi biết buổi workshop là do chính các bạn tự tổ chức, vì thấy chương trình chỉn chu và các bạn phối hợp với nhau rất nhịp nhàng”, tiktoker Long Chun chia sẻ.
Sinh viên khoa Truyền thông số giao lưu cùng tiktoker Long Chun và MC Tú Trinh. Ảnh: Xuân Trường |
Sinh viên Đại học Gia Định thường xuyên được giao lưu cùng nhiều người nổi tiếng như diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc, rapper Ricky Star, ca sĩ Dương Edward,… Điều này giúp các bạn hình thành vốn trải nghiệm phong phú đồng thời xây dựng, mở rộng mối quan hệ để phục vụ cho công việc sau này.
Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng thường xuyên quay phim, chụp ảnh, viết tin bài, tổ chức sự kiện, họp báo, tham quan phim trường, tòa soạn,… Sinh viên Luật thực hành tại văn phòng, công ty Luật, bộ phận tư vấn pháp lý của doanh nghiệp.
Dành 60% chỉ tiêu cho phương thức xét học bạ THPT
Với mức học phí thấp và gói học phí toàn khóa chỉ từ 80 triệu đồng, trường Đại học Gia Định mang giấc mơ đại học đến với tất cả mọi người. Năm 2024, Nhà trường xét tuyển đại học chính quy 49 ngành/chuyên ngành theo 03 phương thức, trong đó dành 60% chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy đối với phương thức xét kết quả học bạ THPT.
Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển GDU khi có tổng điểm trung bình HKI, HKII lớp 11 và điểm trung bình HKI lớp 12 từ 16.5 điểm.
Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến tại: https://xettuyen.giadinh.edu.vn