Khỉ mặt đỏ 'đại náo' văn phòng chính phủ Ấn Độ

Khỉ chễm trệ trên tòa nhà quốc hội ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Getty Images
Khỉ chễm trệ trên tòa nhà quốc hội ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Getty Images
TPO - Khỉ mặt đỏ đang trở thành mối đe dọa lớn đối với các văn phòng của chính phủ Ấn Độ ở thủ đô New Delhi.

Theo New York Post, khỉ mặt đỏ đuôi dài đang ngày một quậy phá hơn, cướp giật thức ăn và điện thoại di động, đột nhập vào nhà và khủng bố người dân trong và xung quanh thủ đô Ấn Độ.

Thời gian gần đây, khỉ mặt đỏ chiếm lĩnh các địa điểm xung quanh nhà quốc hội, khu vực thuộc các bộ chủ chốt, từ văn phòng Thủ tướng Chính phủ đến Bộ Tài chính và Quốc phòng.

Ragini Sharma, một nhân viên Bộ Nội vụ cho biết, khỉ thường xuyên cướp thức ăn của người đi bộ và đôi khi chúng còn thậm chí còn trèo qua cửa sổ, xé các tập tin và tài liệu.

Vào tháng trước, để chuẩn bị cho phiên họp mùa đông của Quốc hội Ấn Độ (bắt đầu từ 11/12), một lời khuyên chi tiết đã được đưa ra cho các thành viên quốc hội để tránh các cuộc tấn công của khỉ, bao gồm tránh không kích động, hoặc tiếp xúc bằng mắt trực tiếp với khỉ, và nhất là, tránh không để lọt vào giữa một con khỉ mẹ và khỉ con.

Sự phát triển nhanh chóng của các thành phố đã chiếm hết môi trường sinh sống của các loài khỉ, về mặt địa lý, là loài linh trưởng phân bố rộng rãi nhất trên thế giới sau con người, đẩy chúng vào môi trường sống của con người để săn lùng thức ăn.

Nhiều người theo đạo Hindu ở Ấn Độ luôn tôn thờ và hay cho những con vật mà họ coi là có liên quan đến thần Hanuman, người mang hình dạng của một con khỉ.

Nhà nghiên cứu sinh thái học Asmita Sengupta thuộc tổ chức nghiên cứu về sinh thái và môi trường của Ashoka cho biết, lũ khỉ trở nên quen với việc được con người cho ăn và mất cảm giác sợ hãi. Chúng bắt đầu tích cực tìm kiếm thức ăn bổ sung và nếu chúng tôi không cho chúng ăn, chúng sẽ trở nên hung dữ. 

Vào năm 2015, những con khỉ đã trở thành "đối thủ" của Thủ tướng Narendra Modi, khi tụ tập hàng trăm con để tiệc tùng trên đường cáp quang chạy dọc theo bờ sông Hằng và phá hỏng kế hoạch đưa sóng Wi-Fi vào sử dụng tại khu vực bầu cử của ông tại thành phố thánh địa Varanasi 3.000 năm tuổi đông đúc. 

Theo truyền thông, cùng năm đó, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama tới thăm New Delhi, người ta đã phải thuê đàn ông đi đuổi khỉ bằng chổi và súng cao su. 

Mặc dù chưa có báo cáo chính xác về số lượng khỉ, nhưng rõ ràng, khỉ đã sinh sôi nhanh chóng ở Delhi và các bang lân cận vì chúng nằm trong trạng thái được bảo vệ. 

Ấn Độ thử một số chiến lược để chống khỉ

Cách đây vài năm, người ta đã sử dụng những con voọc mặt đen to lớn, loài thú mà khỉ rất sợ để đi tuần tra các khu vực trọng yếu, nhưng điều đó đã buộc phải chấm dứt sau khi giam giữ voọc là điều bất hợp pháp ở Ấn Độ.

Bốn năm trước, các nhà chức trách cũng đã thử nghiệm một giải pháp tình thế khá thành công, khi thuê 40 người đàn ông cải trang thành voọc và kêu ré lên như khỉ để làm những con khỉ kinh hãi.

Một quan chức chính phủ giấu tên cho biết: “Chúng tôi gọi họ là những 'người vượn xua khỉ', họ là nhân viên hợp đồng. Cách  làm này cũng chỉ phát huy tạm thời, lũ khỉ bỏ đi khi nghe những tiếng hét của 'người vượn', nhưng chúng trở lại sau khi 'người vượn' rời đi".

Nhà nghiên cứu động vật linh trưởng S.M. Mohnot khuyến nghị khử trùng và di chuyển lũ khỉ vào rừng, cũng như dỡ bỏ lệnh cấm bắt giữ chúng để nghiên cứu y sinh, đồng thời nối lại việc xuất khẩu của khỉ, như là một phần của giải pháp.

Còn theo ông Mohnot, Chủ tịch của Trung tâm nghiên cứu linh trưởng, thuộc một viện liên bang ở thành phố Jodhpur miền tây, mối đe dọa của khỉ mặt đỏ chỉ có thể kiểm soát được bằng một cách tiếp cận đa nhân cách.

Theo New York Post
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.