> Cùng Miss Teen xuống mỏ than Hà Lầm
Một lãnh đạo Tập đoàn Than - Khoáng sản VN (Vinacomin) cho biết, trong lịch sử ngành Than đã có vài vụ công nhân bị ngộ độc khí CO.
Theo thông tin từ Cty Than Hạ Long, ngay sau khi phát hiện, khoảng 50 công nhân đã được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thị xã Cẩm Phả và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả. Công nhân nhập viện trong tình trạng tức ngực, buồn nôn, khó thở. Đến sáng qua, sức khỏe của số công nhân này đã cơ bản hồi phục.
Chiều 16-2, ông Vũ Văn Điền, Giám đốc Cty Than Hạ Long cho biết, có khoảng hơn 10 công nhân bị ngộ độc khí độc và không có người tử vong. “Tuy nhiên, chúng tôi đã yêu cầu tất cả công nhân làm trong ca phải kiểm tra sức khỏe.
Nhiều người đã trở lại làm việc trong ngày 16-2” - ông Điền cho biết, công nhân bị nhiễm khí độc chứ không phải khí gây nổ CH4.
Trong hầm lò có nhiều loại khí tích tụ. Các loại khí này thường được kiểm soát bằng nhiều biện pháp như thông gió, đo kiểm tra thường xuyên, nhưng việc xuất hiện khí độc quá mức cho phép - có thể là khí CO - thì vẫn chưa thể giải thích, vì vẫn đang trong quá trình điều tra. Các công nhân và kíp trực đã rất bình tĩnh xử lý vụ tai nạn.
Ông Vũ Thành Lâm, Phó Tổng giám đốc Vinacomin phụ trách công tác an toàn cho biết, về mặt lý thuyết thì khí CO là sản phẩm do cháy, từ lò cũ, do nổ mìn… Trong lò luôn phải đối mặt với nhiều loại khí độc hại nhưng luôn ở mức cho phép. Với khí CO, nồng độ ở mức 17 phần vạn là an toàn. Nếu lớn hơn thì gây ngộ độc.
Trong lịch sử khai thác hầm lò đã từng xảy ra tình trạng công nhân bị ngộ độc khí nhưng rất ít và thi thoảng mới có công nhân bị ngộ độc. Lần này số người bị nhiễm lớn nhất và lại xuất hiện trong lò chợ. Nếu khai thác trong lò có loại than tự cháy, việc xuất hiện khí này sẽ thường xuyên.
Làm việc trong hầm lò, công nhân thường xuyên phải đối mặt với khí CO, CO2, SO2. Họ luôn phải cảnh giác với nhiều các nguy cơ gây tai nạn như khí độc, cháy nổ… |
Công nhân phải luôn đeo bình tự cứu cá nhân. Gặp trường hợp như trên, họ phải dùng bình để tự cấp cứu và ra khỏi lò an toàn. Hiện, 100% công nhân lò đã được trang bị loại bình này…
Tối 16-2, công nhân Nguyễn Văn Tiếp, SN 1984 thợ lò bậc 4/6 quê Ninh Bình vẫn đang điều trị hồi sức tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả cho biết, vào lúc 8 giờ sau khi ăn cơm xong 7 anh em xuống chân lò chợ để làm việc. làm việc được một lúc thì chân tay bủn rủn, mắt hoa và buồn nôn.
Ngay sau đó, người bị nặng, người mới nhiễm sơ sơ, dìu nhau lên khu vực có gió sạch để nghỉ nhưng cảm giác vẫn bủn rủn tay chân và buồn nôn.
Mấy công nhân làm việc nóc lò chợ bị nặng hơn và báo động để cấp cứu. Hiện, Tiếp và một số công nhân khác đang được truyền nước và phục hồi sức khỏe tại bệnh viện. Tiếp cho biết nếu đêm đó cứ tiếp tục ở trong môi trường có khí độc, có thể nhanh chóng tử vong.