Nghiên cứu cho biết, người ta đã tìm thấy hợp chất chlorine-36 ở khu vực Vostok sau khi nó phát tán từ vụ thử vũ khí ở Thái Bình Dương.
Một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, Mélanie Baroni, cho biết: "Không có chlorine-36 hạt nhân trong bầu khí quyển toàn cầu. Đó là lý do tại sao chúng ta nên quan sát mức chlorine-36 tự nhiên ở khắp mọi nơi".
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm hai khu vực khác nhau ở Nam Cực là Talos Dome và Vostok để xác định mức độ chlorine-36.
Tại Talos Dome, đồng vị phóng xạ đã giảm trong giai đoạn từ 1910 đến 1980, trong khi tại Vostok thì không.
Các nghiên cứu cho biết, do các hoạt động của con người, sự gia tăng nồng độ chlorine-36 đạt tới đỉnh điểm tại Talos Dome vào cuối những năm 1950, nhưng điều đáng quan tâm là cho tới tận bây giờ, những hoạt động đó vẫn đang làm bầu không khí của Vostok vẫn bị ô nhiễm bởi chlorine-36.
Các nghiên cứu cũng cho thấy: "Ô nhiễm này là kết quả của sự dịch chuyển của chlorine-36 dạng khí tại các vị trí tích tụ thấp và những điểm có khả năng tái phát khí chlorine-36 từ túi tuyết ở Talos Dome."
Vào cuối năm 1980, nồng độ chlorine-36 cao gấp bốn lần so với dự kiến ở khu vực Talos Dome. Đến năm 2008, nồng độ chlorine-36 tại Vostok thậm trí còn lên tới gần gấp 10 lần so với những gì được mong đợi một cách tự nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy, đây là dấu hiệu cho thấy clo phóng xạ vẫn đang tiếp tục bị rò rỉ ra môi trường.