Khẩn trương hành động để đảm bảo nước sạch cho người dân đồng bằng sông Cửu Long

0:00 / 0:00
0:00
Hạn hán và xâm nhập mặn gây ra tình trạng khan hiếm nước sạch, đe doạ sức khỏe và sinh kế của hàng triệu người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hạn hán và xâm nhập mặn đến sớm hơn mọi năm, đe dọa cuộc sống người dân địa phương

Nhiều năm qua, biến đổi khí hậu không ngừng tác động tiêu cực đến môi trường và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó có hạn hán và xâm nhập mặn. Đây là tình trạng phổ biến vào mùa khô tại các khu vực có địa hình thấp như Đồng bằng sông Cửu Long.

Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn dịch chuyển vào các tầng nước ngọt bên dưới lòng đất, thường xảy ra tại các khu vực ven biển và thậm chí sâu bên trong đất liền. Hiện tượng này có thể tạo ra tác động tiêu cực đến đời sống của người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như tàn phá hoa màu, mùa vụ và gây ra tình trạng khan hiếm nước ngọt.

Từ năm 2016, các đợt hạn hán đã để lại nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến nông nghiệp và đe dọa nguồn lương thực địa phương(1). Trong suốt mùa khô năm 2019 và 2020, nước nhiễm mặn tấn công 10 trong tổng số 13 tỉnh tại miền Tây, ảnh hưởng 58.000 héc-ta diện tích lúa, 6.650 héc-ta diện tích cây ăn quả, 1.241 héc-ta diện tích cây rau màu và 8.715 héc-ta diện tích nuôi trồng thủy sản. 96.000 hộ dân, tương đương 430.000 người đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày(2).

Khẩn trương hành động để đảm bảo nước sạch cho người dân đồng bằng sông Cửu Long ảnh 1

Một khu vực nuôi tôm bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn vào mùa khô. (Ảnh: Keppel Land)

Theo các chuyên gia, năm nay, xâm nhập mặn đến sớm và ảnh hưởng sâu hơn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Thông thường, hạn hán và xâm nhập mặn sẽ bắt đầu vào tháng Một âm lịch(3), đạt cao điểm vào tháng Ba hoặc tháng Tư trước khi bắt đầu giảm dần(4). Tuy nhiên, hạn mặn đã xâm nhập từ tháng 12 năm 2022, chủ yếu do gió mùa hoạt động mạnh đẩy nước biển vào cửa sông (5).

Nhanh chóng hành động để giải quyết nhu cầu nước sạch của người dân

Trước tình trạng cấp bách này, hàng loạt giải pháp được đặt ra và thực thi để đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân khu vực sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước, đồng thời giảm thiểu những hệ quả nghiêm trọng của xâm nhập mặn đối với sức khỏe và sinh kế của người dân tại đây.

Nhằm hỗ trợ cộng đồng chịu ảnh hưởng bởi hạn mặn, Tập đoàn Keppel, với đại diện là Keppel Land và Keppel Infrastructure, sẽ mang nước sạch đến với người dân tại hai xã Phú Đông và Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cũng như tại Long An thông qua dự án Living Well. Đây là những địa phương có địa hình ven biển, do đó chịu tác động nghiêm trọng của xâm nhập mặn. Với Living Well, doanh nghiệp sẽ đem lại hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn với công suất sản xuất 18.000 lít nước sạch mỗi ngày. Vận dụng khả năng chuyên môn trong các giải pháp về nước của Keppel, dự án này có thể góp phần cải thiện đời sống của khoảng 30.000 người dân tại hai tỉnh Tiền Giang và Long An.

Ông Joseph Low, Chủ tịch Keppel Land Việt Nam, cho biết: “Dự án này củng cố Tầm nhìn 2030 của Keppel, đó là đặt phát triển bền vững làm cốt lõi chiến lược. Bằng việc vận dụng năng lực toàn diện của Tập đoàn, Keppel Land góp phần hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc, bao gồm giảm tác động biến đổi khí hậu và đưa nước sạch đến với cộng đồng, điều mà Keppel đã và đang nỗ lực thực hiện. Năm 2022 đánh dấu 30 năm Keppel Land phát triển tại Việt Nam. Chúng tôi hướng đến một chặng đường phát triển mới cùng đất nước và kiến tạo một tương lai bền vững cho các bên liên quan.”

Khẩn trương hành động để đảm bảo nước sạch cho người dân đồng bằng sông Cửu Long ảnh 2

Đại diện Keppel Land, Keppel Infrastructure và Ủy ban Nhân dân xã Tân Thạnh tại buổi khảo sát địa điểm của dự án Living Well. (Ảnh: Keppel Land)

Living Well được triển khai lần đầu vào năm 2022 tại hai xã Đại Hòa Lộc và Bảo Thuận, tỉnh Bến Tre. Thời điểm đó, Bến Tre là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán và xâm nhập mặn. Được tài trợ bởi Keppel, hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn thuộc dự án Living Well đã đem lại nước sạch và nâng cao chất lượng cuộc sống cho 20.000 người dân xứ dừa.

Khẩn trương hành động để đảm bảo nước sạch cho người dân đồng bằng sông Cửu Long ảnh 3

Người dân Bến Tre lấy nước sạch từ hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn tại dự án Living Well (Ảnh: Keppel Land)

Keppel Land, một công ty thành viên của Tập Đoàn Keppel, có mặt tại Việt Nam từ những năm 1990, đã phát triển và trở thành một trong những nhà đầu tư Bất động sản nước ngoài lớn mạnh nhất tại đây. Trong hơn ba thập kỷ qua, các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) của Keppel Land tập trung vào các chương trình vì môi trường, đặc biệt là chống biến đổi khí hậu và đóng góp cho cộng đồng tại nơi công ty hoạt động.

Với Living Well, Keppel góp phần giảm tác động biến đổi khí hậu và đưa nước sạch đến với cộng đồng, phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc, điều doanh nghiệp đã và đang nỗ lực thực hiện.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.