K+ chi 40 triệu USD mua BQTH Ngoại hạng Anh

K+ chi 40 triệu USD mua BQTH Ngoại hạng Anh
Để sở hữu toàn bộ bản quyền phát sóng Giải Ngoại hạng Anh ở VN 3 mùa 2013 - 2016, trong đó có gói độc quyền ngày chủ nhật, Canal Plus - đối tác trong liên danh với VSTV (thương hiệu K+) đã bỏ ra 40 triệu USD.

> K+ đơn phương đàm phán bản quyền Giải ngoại hạng Anh
> 'IMG đang có thái độ ngông cuồng'

Đó là thông báo của Canal Plus cho K+.

Đây là cái giá gây choáng váng vì thậm chí nó còn cao hơn cả mức giá mà IMG kỳ vọng thu được từ các đài truyền hình VN khi rao bán hồi cuối năm ngoái.

Lúc đó, IMG chia bản quyền truyền hình Giải Ngoại hạng Anh (EPL) 2013 - 2016 thành ba gói, gồm gói độc quyền ngày chủ nhật có giá 18 triệu USD, gói trận đấu sớm và hay nhất thứ bảy giá 15 triệu USD, gói thứ 3 cho các trận đấu còn lại có giá 4,5 triệu USD.

Tổng số tiền bản quyền IMG muốn thu về tối thiểu là 37,5 triệu USD. Thế nhưng, sau khi các đài truyền hình VN đồng loạt từ chối vì quá cao và hiện còn đang “chuẩn bị” họp bàn để “dìm giá” IMG thì “cáo già” trong lĩnh vực truyền thông thế giới này đã âm thầm bắt tay Canal Plus.

 Nếu VTV còn nói không biết thì không trách các đài truyền hình khác vẫn tỏ ra hoài nghi, không tin cú sút tung lưới đối phương của Canal - K+ là sự thật.

Theo đó, Canal Plus mua toàn bộ 3 gói phát sóng Giải ngoại hạng Anh ở VN, trong đó, họ vẫn tiếp tục độc quyền gói ngày chủ nhật như 3 mùa bóng trước.

Ban đầu, Canal Plus do dự giữa độc quyền gói ngày thứ bảy hoặc độc quyền gói ngày chủ nhật, vì thực tế ở mùa bóng 2012, nhiều trận đấu ngày thứ bảy còn hay hơn trận ngày chủ nhật, nhưng cuối cùng họ vẫn chọn gói độc quyền ngày chủ nhật.

Toàn bộ bản quyền phát sóng mua được sẽ được Canal Plus giao lại cho K+ sử dụng theo dạng góp vốn.

Sau khi Canal Plus đã mua thì IMG vẫn hy vọng bán thêm cho các đài truyền hình VN có nhu cầu ở các gói không độc quyền. Vì vậy, số tiền thực tế họ thu được từ bản quyền EPL ở VN có thể cao hơn con số 40 triệu USD rất nhiều và lời thề “không mua EPL bằng mọi giá” chỉ là trò đùa”!

“Cho dù K+ đã có bản quyền EPL thì cuộc họp với VTV cùng các đài vào tuần sau vẫn diễn ra. Để xem ý kiến đài nào muốn mua phần còn lại của EPL nữa hay không? Anh nào thích thì vẫn có quyền mua, không liên quan đến việc K+ đã có EPL, vì họ mua chắc cũng không có chủ trương chia sẻ. Quan điểm và chủ trương của chúng tôi vẫn không thay đổi, không mua với giá vượt quá giá cũ 10%” - ông Lê Đình Cường, TTK Hiệp hội Truyền hình trả tiền VN.

Mặc dù là một bên trong liên doanh VSTV (chiếm 51% tỉ lệ góp vốn), nhưng VTV lại hoàn toàn không biết gì về chuyện Canal Plus đã mua bản quyền giải EPL ở VN.

Trả lời báo chí, Phó Tổng giám đốc VTV Nguyễn Thành Lương hôm qua (20.2) vẫn cho biết: “VTV không được thông báo gì về việc mua bán này” và vẫn tiếp tục bàn bạc với Hiệp hội Truyền hình trả tiền về kế hoạch họp bàn phương án mua bản quyền EPL với tư cách là “trưởng nhóm” được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo.

Nếu VTV còn nói không biết thì không trách các đài truyền hình khác vẫn tỏ ra hoài nghi, không tin cú sút tung lưới đối phương của Canal - K+ là sự thật.

Phó Giám đốc VTC Vũ Quang Huy cho biết: “VTC chưa nhận được thông tin gì. Chỉ khi nào IMG tuyên bố thì tôi mới tin”.

TTK Hiệp hội Truyền hình trả tiền VN Lê Đình Cường cũng khẳng định: “Hiệp hội chưa nhận được thông tin gì”, nhưng dù vậy, ông Cường cũng thừa nhận: “Không thể nói Canal lách luật hay trách VTV vì IMG đã từng đến VN chào bán, nhưng không đài nào mua vì giá quá cao. Mặc dù tập thể các đài đã thống nhất không mua, nhưng nếu một “ông” nhiều tiền mua thì cũng không can thiệp được. Tiền là của Canal bỏ ra và giao cho K+ kinh doanh”.

Con đường lắt léo của bản hợp đồng “khủng” này như thế nào, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn đọc trong số báo ngày mai.

Theo Báo Lao Động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sàn thương mại điện tử 1688 của Trung Quốc ra bản tiếng Việt và ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam Ảnh: Ngọc Linh
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam
TP - Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn thương mại điện tử bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại, tiếp thị nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam với mức giá khá rẻ so với các sàn thương mại điện tử trong nước.