Cuộc biểu tình của những phụ nữ Indonesia hồi tháng 9-2011. |
Chủ tịch Quốc hội Indonesia Marzuki Alie cho biết: “Rất nhiều vụ cưỡng hiếp gần đây đều xuất phát từ cách ăn mặc không thích hợp của phụ nữ. Những trang phục như vậy đánh thức bản năng đàn ông và khiến họ hành động".
Refrizal, phó chủ tịch Ủy ban các vấn đề gia đình Indonesia - cơ quan trực tiếp tham gia xây dựng đạo luật trên, nói thêm rằng “váy ngắn và trang phục thiếu vải (của các nữ nghị sĩ) như mời gọi các nghị sĩ nam".
Hai nữ nghị sĩ từng làm việc trong ngành công nghiệp thời trang cũng đồng ý với những ý kiến trên.
Tuy nhiên, dự thảo lại vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhóm hoạt động vì quyền lợi của phụ nữ. Bà Chicka Noya, người sáng lập Tổ chức Chống cưỡng hiếp phụ nữ, cho rằng thật nực cười khi những lời bình luận như vậy lại xuất phát từ “miệng của những người có ảnh hưởng trong xã hội".
“Chúng tôi hi vọng họ làm luật để bảo vệ phụ nữ khỏi nạn bạo hành chứ không phải chỉ trích cách phụ nữ ăn mặc” - bà Noya nói.
Đây không phải lần đầu tiên vấn đề mặc váy ngắn của phụ nữ được mang ra đề cập tại Indonesia. Hồi tháng 9-2011, thống đốc Jakarta Fauzi Fauzi Bowo cũng có nhận xét tương tự khi nói rằng một loạt vụ cưỡng hiếp trên xe buýt đều bắt nguồn từ váy ngắn của các nạn nhân.
Ông Fauzi Fauzi Bowo kêu gọi phụ nữ không mặc váy ngắn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng. Ngay lập tức một cuộc biểu tình đã nổ ra tại Indonesia. Những phụ nữ mặc váy ngắn ra đường và giơ cao các khẩu hiệu: “Đừng bảo tôi phải ăn mặc thế nào. Hãy bảo họ đừng cưỡng hiếp”, “Váy của tôi, quyền của tôi”…
Theo Tuổi Trẻ