Indonesia: Mưa lớn kéo dài có thể kéo theo sóng thần

Ngày 26/12, người dân Indonesia thu dọn đống đổ nát bên bờ biển Sumar, tỉnh Banten ảnh: Getty Images
Ngày 26/12, người dân Indonesia thu dọn đống đổ nát bên bờ biển Sumar, tỉnh Banten ảnh: Getty Images
TP - Ngày 26/12, các chuyên gia cảnh báo, thời tiết khắc nghiệt quanh núi lửa Anak Krakatoa ở Indonesia có thể sẽ còn gây ra thêm một đợt sóng thần hủy diệt, theo Kyodo news.

Bà Dwikorita Karnawati, Giám đốc cơ quan khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia (BMKG) giải thích, mưa lớn có thể làm sườn núi lửa sạt lở, rơi xuống biển và gây ra sóng thần. Bà cũng cho biết thêm, cơ quan này đã triển khai một hệ thống giám sát tập trung đặc biệt vào các rung chuyển của núi lửa tại Anak Krakatau để có thể đưa ra những cảnh báo sớm. Một khu vực đặc biệt  dài 2 km đã được thiết lập.

Do đó, các chuyên gia vẫn cảnh báo người dân nên tránh xa các vùng bờ biển ít nhất 500m - 1km để đề phòng sóng thần.

Cũng trong ngày 26/12, các đội cứu hộ Indonesia đã vô cùng vất vả mới tới được các khu vực vùng sâu vùng xa ở bờ biển phía tây của Java trong thời tiết mưa lớn, theo Reuters. Đường sá ngập bùn lầy khiến cho việc vận chuyển máy móc tới hỗ trợ các khu vực bị cô lập trở nên khó khăn. Máy bay trực thăng đã được huy động để thực hiện công tác sơ tán và đánh giá thiệt hại ở khu vực này.

Tính đến nay, số người chết được xác nhận là 430, ít nhất 159 người được cho là mất tích. Gần 1.500 người bị thương và hơn 21.000 người đã sơ tán lên vùng đất cao hơn. Tình trạng khẩn cấp đã được tuyên bố cho đến ngày 4/1.

Dọc theo bờ biển, hàng ngàn người lánh nạn đang phải sống trong túp lều và nơi trú ẩn tạm thời như nhà thờ Hồi giáo hoặc trường học. Nhiều người phải ngủ dưới sàn nhà hoặc trong các cơ sở công cộng đông đúc. Gạo và mì ăn liền đã được chuyển đến nhiều nơi trú ẩn, nhưng nước sạch, chăn màn và quần áo đang bị thiếu trầm trọng do trời mưa lớn. 

MỚI - NÓNG
Tấm biển đá có lỗi kỹ thuật đã được cơ quan chức năng di dời.
Ngành chức năng thông tin về tấm biển ghi 'Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá'
TPO - Ngày 20/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Thanh Hoá cho biết, đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Thanh Hóa kết quả kiểm tra, rà soát lại toàn bộ sự việc liên quan đến tấm biển đá ghi "Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" ở di tích lịch sử Quốc gia nghè Vẹt, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc.