Hướng đến môi trường kinh doanh không rác thải

0:00 / 0:00
0:00
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường, cho thấy Việt Nam đang muốn hiện thực hóa các kế hoạch và cam kết về bảo vệ môi trường, bao gồm việc phát triển bền vững đến từ các doanh nghiệp, đặc biệt là sản xuất.
Hướng đến môi trường kinh doanh không rác thải ảnh 1

Nhà máy thuốc lá của Công ty liên doanh BAT (British American Tobacco) - Vinataba ở Đồng Nai

Trước đó, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, có bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong thời gian tới cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Song song với giải pháp về mặt chính sách, với vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, các bộ ban ngành, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp với các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về rác thải và phát triển bền vững.

Hướng đến môi trường kinh doanh không rác thải ảnh 2

BAT đã cung cấp miễn phí hơn 26 triệu cây giống cho nông dân các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Gia Lai, Tây Ninh, Đắk Lắk và Đồng Nai, trên diện tích hơn 11.300ha.

Đến nay, nhận thức của các doanh nghiệp, đặc biệt có liên quan đến sản xuất kinh doanh, về biện pháp giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường và trở thành công dân doanh nghiệp có trách nhiệm đã được nâng cao.

Những công ty sản xuất lớn, cả trong và ngoài nước, như Giấy Sài Gòn, Vinamilk, HEINEKEN Việt Nam, Nestle Việt Nam, May 10, Unilever Việt Nam hay BAT Việt Nam… đang thể hiện tốt trách nhiệm phát triển bền vững của mình.

Đơn cử như Giấy Sài Gòn, trong những năm qua đã ứng dụng nền tảng công nghệ tự động hóa - tiết kiệm năng lượng và nguyên - nhiên liệu để mở rộng sản xuất tại nhà máy của mình, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho toàn nhà máy.

Hay HEINEKEN Việt Nam vẫn đang tiếp tục áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại các cơ sở trên cả nước. Đến năm 2019, 5 trong số 6 nhà máy của doanh nghiệp này đã sử dụng 100% nhiệt năng tái tạo, 100% chai và két bia sau khi ra thị trường đều được thu hồi trở lại về nhà máy, 100% vỏ lon bia có thể tái chế, hơn 2.000 tấn khí thải CO2 cũng được cắt giảm từ việc tối ưu hóa khâu kho vận và phân phối.

Bên cạnh đó, phát triển bền vững luôn là mục tiêu hàng đầu của British American Tobacco (BAT) toàn cầu cũng như British American Tobacco Việt Nam (BAT Việt Nam). Các hoạt động bảo tồn tài nguyên tự nhiên như tiết kiệm nước, tích cực trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng, tránh xói mòn đất, duy trì độ phì nhiêu cho đất, quản lý năng lượng… đều là những yếu tố quan trọng mà BAT muốn hướng tới nhằm tạo ra một nền nông nghiệp vững bền.

Nhà máy thuốc lá của Công ty liên doanh BAT (British American Tobacco) - Vinataba ở Đồng Nai luôn là đơn vị dẫn đầu thực hiện các hoạt động này. Những nguồn thải như hơi thuốc từ hệ thống sấy, nước thải sản xuất… đã không xả ra môi trường mà được tái sử dụng, cam kết không có một chất thải nào được chôn lấp.

Không những vậy, công ty còn chủ động thu và sử dụng nước mưa thay cho nước nguồn. Cùng với việc đạt chuẩn A, hệ thống nước thải của nhà máy BAT-Vinataba đã được dùng chohệ thống khử mùi và các hoạt động tiết kiệm nước khác của nhà máy. Qua đó, Liên doanh BAT-Vinataba đã tiết kiệm một lượng nước sử dụng hàng năm, từ mức 2,2 m3/tấn sản phẩm (năm 2014) giảm xuống còn 1,82 m3/tấn sản phẩm (2020).

Theo báo cáo Environmental, Social and Governance – ESG 2020 của BAT, suốt 18 năm qua (2002-2020) tại Việt Nam, BAT đã cung cấp miễn phí hơn 26 triệu cây giống cho nông dân các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Gia Lai, Tây Ninh, Đắk Lắk và Đồng Nai, trên diện tích hơn 11.300ha. Những đóng góp này góp phần phủ xanh đất trồng và đồi trọc cũng như mang lại hiệu quả về kinh tế cho nông dân tại các địa phương tham gia. Đây là những nổ lực đáng ghi nhận của doanh nghiệp này. BAT cũng tích cực hỗ trợ nhiều chương trình trồng rừng, đa dạng sinh học và bảo tồn môi trường, với 14 dự án tại 9 quốc gia, tính đến cuối 2020.

Năm 2020, BAT đã tiến hành lắp đặt và sử dụng năng lượng mặt trời tại các nhà máy ở 8 quốc gia, bao gồm cả Brazil, Nam Phi và Pakistan. BAT dự kiến sẽ mở rộng lắp đặt thêm 2 địa điểm nữa trong năm 2021. Trong báo cáo ESG 2020, BAT cho biết mục tiêu của Tập đoàn là tăng lượng người dùng sản phẩm không dễ cháy (không khói) lên 50 triệu người, cam kết bảo vệ môi trường, trung hòa carbon vào năm 2030; Trong 5 năm tới, BAT sẽ tiến tới loại bỏ bao bì nhựa, sử dụng bao bì tái chế hoặc có thể phân rã; BAT cũng sẽ tăng lượng nước tái sử dụng lên 30% và 100% điểm sản xuất sẽ không có rác thải chôn lấp cũng như sử dụng toàn bộ năng lượng tái tạo.

MỚI - NÓNG