HSCB cho biết: thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo vào cuối năm 2016, các quốc gia hiện có số lượng du học sinh Việt Nam nhiều nhất là Nhật Bản, Úc, Mỹ, Trung Quốc và Anh.
Trước nhu cầu ngày càng cao về các dịch vụ ngân hàng cho mục đích du học, HSBC Việt Nam giới thiệu gói hỗ trợ du học với nhiều dịch vụ và ưu đãi dành cho các khánh hàng HSBC Premier, bao gồm: hỗ trợ mở tài khoản nước ngoài từ Việt Nam, miễn phí chuyển tiền và mua ngoại tệ với giá ưu đãi. Khách hàng Premier là người Việt Nam có con đi học ở nước ngoài có thể được HSBC Việt Nam hỗ trợ mở tài khoản nước ngoài trước khi lên đường du học.
Là chủ các tài khoản HSBC Premier tại nhiều quốc gia cho phép con cái của họ có thể kiểm tra tình hình tài khoản thông qua HSBC Global View; và khi có nhu cầu có thể chuyển tiền giữa các tài khoản một cách thuận lợi và hoàn toàn miễn phí thông qua hệ thống Global Transfer của HSBC.
Để thực hiện điều đó, ngân hàng yêu cầu các giấy tờ sau: Hộ chiếu kèm theo chứng từ của quốc gia nơi đến chứng minh rằng khách hàng (hoặc con của khách hàng) được phép ra nước ngoài với mục đích học tập (ví dụ: Thị thực dành cho sinh viên); Thư của nhà trường/ trường đại học xác nhận cá nhân đã được chấp thuận theo học tại trường (ví dụ:Thư mời nhập học).
Ngoài mục đích du học, khách hàng Premier có thể mở tài khoản nước ngoài với mục đích đi định cư hoặc đi công tác dài hạn với thời hạn ít nhất là 12 tháng. Đối với khách hàng là người Việt Nam cư trú sẽ được miễn phí chuyển tiền khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền nước ngoài liên quan đến mục đích học tập, bao gồm chuyển tiền học phí và sinh hoạt phí với hạn mức sinh hoạt phí lên tới 25.000 đô la Mỹ mỗi năm trong suốt thời gian học tập.
Ngoài ra, HSBC cũng áp dụng tỷ giá ưu đãi cho khách hàng Premier là người Việt Nam cư trú khi mua ngoại tệ chuyển tiền cho mục đích học tập. Để giúp các bậc cha mẹ thêm an tâm, mạng lưới Global Safety Net của HSBC cho phép con cái của các khách hàng Premier được tạm ứng tiền mặt trong trường hợp khẩn cấp.
Hiện, mức học phí được chuyển, mang ra nước ngoài căn cứ vào mức chi phí theo giấy thông báo chi phí của cơ sở đào tạo nước ngoài. Nếu không có, công dân Việt Nam được chuyển, mang thêm cho mỗi năm học tối đa không quá 5.000 USD/người”.
Còn căn cứ theo các quy định tại Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối cá nhân khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam vẫn chỉ được phép mang theo người lượng ngoại tệ tiền mặt (bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, séc du lịch) ở mức 7.000 USD; trường hợp vượt quá mức quy định trên thì phải khai báo hải quan cửa khẩu và xin giấy phép của Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối.
Theo thống kê, từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017, người Việt đã chi khoảng 3,06 tỷ USD để mua bất động sản ở nước ngoài, chủ yếu là nhà tại Mỹ. Theo các chuyên gia, người Việt khi muốn mua bất động sản ở Mỹ đều “núp bóng” một hình thức chuyển tiền nào đó phi chính thức bất chấp các dịch vụ chuyển tiền không chính thống thường chứa đựng nhiều rủi ro. Chuyển tiền đi du học và chữa bệnh cũng là một kênh được nhắc tới. Do dó cần lưu ý kiểm soát chặt chẽ các hình thức này.