Hội nhập Kinh tế quốc tế: tăng cường động lực cho giai đoạn mới

Hội nhập Kinh tế quốc tế: tăng cường động lực cho giai đoạn mới
Ngày 20/12, tại Hà Nội, Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2017 đã được tổ chức với sự tham dự và chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cùng hơn 300 đại biểu trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế nhấn mạnh: Đảng và Chính phủ Việt Nam đang chủ trương hội nhập toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế. Qua 30 năm đổi mới, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, từng bước phát triển phù hợp với tình hình đất nước và bối cảnh thế giới. Hiện nay, Việt Nam không còn ở trong giai đoạn mở cửa mà đã chính thức bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng và toàn diện. Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam không chỉ thực hiện tốt các cam kết trong khuôn khổ WTO mà còn chủ động đàm phán, tham gia ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với các cam kết tiêu chuẩn cao (WTO cộng).

Hội nhập kinh tế quốc tế có liên quan đến lĩnh vực quản lý của nhiều Bộ, ngành. Vấn đề phối hợp giữa các cơ quan Trung ương thực thi các cam kết quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đòi hỏi có sự nhận thức đầy đủ của các cấp, các ngành, địa phương và doanh nghiệp nhằm tận dụng tốt nhất các cơ hội từ hội nhập khu vực và thế giới.

Hội nhập Kinh tế quốc tế: tăng cường động lực cho giai đoạn mới ảnh 1

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng khẳng định 6 điểm cần tập trung để tạo động lực cho giai đoạn phát triển mới. Thứ nhất, Chính phủ kiên trì chủ trương hội nhập toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, dù bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường, tư tưởng bảo hộ thương mại đang xuất hiện ở một số nước. Thứ hai, Chính phủ coi hội nhập kinh tế quốc tế là động lực để cải cách kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thứ ba, tập trung triển khai Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ tư, Chính phủ luôn xác định doanh nghiệp (DN) là lực lượng nòng cốt, trong đó khu vực DN tư nhân có vai trò quan trọng và tạo mọi điều kiện để DN ngày càng phát triển. Thứ năm, tập trung phát huy nội lực, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội của hội nhập quốc tế và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chính phủ kêu gọi và hoan nghênh sự ủng hộ, hợp tác của các đối tác và cộng đồng quốc tế đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Thứ sáu, Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập kinh tế cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước tăng cường nghiên cứu các vấn đề mang tính chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế để làm cơ sở tham mưu, tư vấn cho Chính phủ.

Tại Diễn đàn, đã diễn ra 3 phiên thảo luận chuyên sâu nhằm tập trung trao đổi, thảo luận các nội dung hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian qua, đề xuất, kiến nghị các giải pháp để Việt Nam tiếp tục hội nhập thành công. Ban Tổ chức Diễn đàn sẽ tổng hợp và gửi thông điệp cùng kết quả các buổi thảo luận đến các cơ quan quản lý Nhà nước.

Diễn đàn có sự tham gia tài trợ, đồng hành của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn: Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGAS), Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (THACO), Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước Giải Khát Sài Gòn (SABECO), Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tập đoàn Vinacapital, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.