TPO - Mùng tám tháng Giêng hàng năm, làng Thị Cấm, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội lại vào hội chạy thi - kéo lửa - nấu cơm thi.
> Ném Thượng vào hội chém lợn
Các ông đám kính cẩn chọn lựa đồ dự thi của các giáp trước sân đình.
Ảnh: Công Khanh
Hội thi kéo lửa - thổi cơm của làng Cấm Thị xuất phát từ huyền tích về Đại vương Phan Tây Nhạc là tướng tài thời vua Hùng thứ 18. Trong những lần dẫn quân đi đánh giặc, ngài thường xuyên tổ chức thổi cơm thi để chọn người hậu cần tài giỏi.
Theo truyền thống, những người dự thi được chia làm 4 giáp, mỗi giáp đều mặc trang phục màu sắc riêng để thi 4 bộ môn: kéo lửa – chạy thi – giã gạo – thổi cơm thi.
Đúng 11h, khi lệnh phát ra thì 4 bộ môn cùng được thi một lúc.
Các giáp phải xay lúa, giã gạo, lấy nước, kéo lửa, nấu cơm bằng rơm. Cơm phải được nấu chín khi cây hương đã cháy hết, cơm của giáp nào trắng và thơm ngon nhất sẽ giành chiến thắng.
|
Phần thi kéo lửa luôn thu hút sự chú ý của đông đảo dân làng và khách thập phương. Trai đinh của bốn giáp trong làng mặc áo có chữ Hỏa sẵn sàng vào cuộc thi thổi lửa |
|
Họ vừa dùng bùi nhùi, vừa dùng kéo vừa thổi để tạo lửa. |
|
Giáp nào kéo được lửa bùng lên sẽ giành quyền nấu cơm trước |
|
Trong khi cuộc kéo lửa diễn ra, các thành viên khác của các giáp hối hả giã gạo. |
|
Còn các bà, các chị sàng sẩy cho mau để mau đưa hạt gạo vào nấu. |
|
Các bà quây quần bên nồi cơm |
|
Phần lửa từ bùi nhùi được nhóm thành các đống khác nhau trong sân đình để đánh lừa ban giám khảo. |
|
Việc nấu cơm trở nên khẩn trương hơn bao giờ hết. |
|
Chính giờ ngọ, các trưởng thượng trong ban giám khảo bắt đầu đi tìm cơm để chấm điểm. |
|
Lúc này sân đình làng Cấm Thị trở nên rộn ràng,náo động, bởi ban giám khảo phải đi nhiều vòng để tìm những nồi cơm được dấu trong các đống tro lớn. |
|
Do các đội muốn giữ cơm được ủ lâu hơn nên ban giám khảo rất khó khăn để tìm được đống tro chính ủ nồi cơm . |
|
Nồi cơm của giáp nào được tìm thấy sớm nhất, cũng có nghĩa giáp đó chịu phần thiệt vì cơm không được ủ lâu. |
|
Sau khi tỉm đủ bốn nồi cơm của bốn giáp, ban giám khảo đưa cơm vào chính điện . |
|
Ngọc thực được dâng lên đức thánh. |
|
Sau đó được các ông trong ban giám khảo cân nhắc chấm điểm. |
|
Đây là thời khắc rất quan trọng và căng thẳng đôi với ban giám khảo và các đội |
|
Nồi cơm ngon nhất cuối cùng được chọn ra với tiêu chí cơm dẻo, thơm và rền nhất. |
|
Bát cơm đạt giải nhất lập tức được người dân trong làng, coi như lộc thánh. Người ăn được cơm thánh được dân làng quan niệm sẽ có một năm no đủ. |
N.C.Khanh
Theo Viết