Học Tài chính - Ngân hàng song ngữ, cân bằng “chất” và “lượng” nhân lực thời 4.0

0:00 / 0:00
0:00
Những năm gần đây, lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng chuyển biến theo hướng tích cực, kéo theo “cơn khát” nguồn nhân lực chất lượng cao.

Dù Covid-19, nhiều doanh nghiệp tài chính, chứng khoán, thuế, ngân hàng vẫn không ngừng tuyển dụng nhân sự về số lượng và chất lượng. Bức tranh ngành Tài chính - Ngân hàng vì thế thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của rất nhiều bạn trẻ đam mê lĩnh vực tiền tệ, đầu tư.

Ngành học “vừa thừa vừa thiếu” nhân lực

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động sâu rộng đến mọi ngành nghề trong xã hội. Tài chính - Ngân hàng cũng không nằm ngoài guồng ảnh hưởng đó. Tác động dễ nhận thấy nhất chính là các ngân hàng đang phát triển theo hướng đa dạng hình thức, ứng dụng số hóa, phần mềm và công nghệ thông tin vào quản lý và giao dịch. Trong bối cảnh đó, vấn đề nguồn nhân lực được xem là nền tảng phát triển bền vững cho các ngân hàng, tổ chức tài chính.

Theo các chuyên gia dự báo, giai đoạn 2020 - 2025, nhu cầu nhân lực cấp cao cho ngành Tài chính - Ngân hàng tăng 20% mỗi năm. Riêng tại TP.HCM, nhu cầu nhân lực nhóm ngành này đến năm 2025 chiếm tỷ trọng 5% (khoảng 15.000 lao động) tổng số việc làm cần tuyển hàng năm, trong đó, trình độ đại học, cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ 80,4% nhu cầu tuyển dụng.

Ông Trần Anh Tuấn – Chuyên gia dự báo nguồn nhân lực TP.HCM cho biết, do tính chất rộng lớn của ngành bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, tài chính thuế, tài chính bảo hiểm,... mà nhu cầu nhân lực cho ngành này luôn nằm trong “top” đầu. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào sở hữu bằng đại học cũng dễ dàng xin việc, yêu cầu của nhà tuyển dụng đặt ra về chuyên môn cũng như kỹ năng, ngoại ngữ, sử dụng công nghệ ngày càng cao.

Học Tài chính - Ngân hàng song ngữ, cân bằng “chất” và “lượng” nhân lực thời 4.0 ảnh 1

“Nhu cầu nhân lực ngành Tài chính - Ngân hàng hiện nay ngoài am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, còn phải thành thạo công nghệ số” - Ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh

Do đó, việc chú trọng đào tạo nhân lực ngành này trong những năm tới là rất quan trọng. Điều này đòi hỏi các trường đại học phải nâng cao chất lượng đào tạo, ứng dụng tốt công nghệ trong đào tạo, tăng cường ngoại ngữ và kết nối tốt hơn với các doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội tiếp cận với hoạt động nghiệp vụ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường.

Giải bài toán việc làm với chương trình đào tạo song ngữ

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) được biết đến với thế mạnh đào tạo nhóm ngành kinh doanh, quản lý, tài chính, ngân hàng và đã trở thành nơi khởi đầu nghề nghiệp vững chắc của nhiều bạn trẻ trước xu hướng hội nhập.

Chương trình đào tạo được xây dựng theo chuẩn các đại học tiên tiến của Anh, Mỹ. Với chương trình song ngữ, các môn học bằng tiếng Anh chiếm trên 50% thời lượng học tập. Ngay từ năm nhất, sinh viên được tăng cường đào tạo tiếng Anh nhằm tạo nền tảng vững chắc để sinh viên bước vào chương trình tiếng Anh chuyên ngành ở các năm học tiếp theo.

Học Tài chính - Ngân hàng song ngữ, cân bằng “chất” và “lượng” nhân lực thời 4.0 ảnh 2

Sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng học tập trong điều kiện hiện đại

ThS. Tăng Mỹ Sang – Phó Trưởng khoa Tài chính – Thương mại UEF chia sẻ, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích ứng tốt với các môi trường làm việc khác nhau, sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng được tạo điều kiện giao lưu cùng các chuyên gia, CEO ngân hàng, tổ chức tài chính,… ngay từ năm nhất để các bạn hiểu hơn về ngành học cũng như nghề nghiệp tương lai.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia các sân chơi học thuật như: Đầu tư Tài chính, Đầu tư Chứng khoán, các chương trình phỏng vấn tuyển dụng “Mock interview”, kiến tập, thực tập thực tế tại doanh nghiệp để tích luỹ kinh nghiệm, sẵn sàng gia nhập thị trường lao động ngay khi tốt nghiệp.

Học Tài chính - Ngân hàng song ngữ, cân bằng “chất” và “lượng” nhân lực thời 4.0 ảnh 3

Đào tạo gắn kết doanh nghiệp là “kim chỉ nam” trong hoạt động của UEF

Hiện UEF đang nhận hồ sơ xét tuyển học bạ ngành Tài chính - Ngân hàng đến hết ngày 31/5 với mức điểm nhận hồ sơ là 30 điểm trở lên theo phương thức tổng điểm 5 học kỳ và 18 điểm trở lên theo tổ hợp 3 môn lớp 12. Ngoài ra, Nhà trường cũng đang nhận hồ sơ xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 1 đến hết ngày 31/7 với mức điểm nhận hồ sơ là 650 điểm trở lên.

MỚI - NÓNG