Học ở Việt Nam làm sao để không "tụt hậu" so với sinh viên quốc tế?

0:00 / 0:00
0:00
Du học là ước mơ, là “con đường màu hồng” nhiều bạn trẻ khát khao. Sở dĩ du học được ưa chuộng đến vậy là do những lợi thế vượt trội nền giáo dục nước ngoài mang lại. Vậy các học sinh lựa chọn học ở Việt Nam phải làm gì để không “tụt hậu” thậm chí tạo ra lợi thế so với sinh viên quốc tế?

1. Khác biệt đến từ mục tiêu đào tạo

Ngày càng có nhiều học sinh lựa chọn việc du học. Theo số liệu thống kê của Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện đang có khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài.

Có nhiều lý do cho việc du học là mục tiêu của một phần lớn bạn trẻ sau khi tốt nghiệp THPT. Lấy ví dụ về một trong những nền giáo dục hàng đầu thế giới: Mỹ. Sự khác nhau cơ bản giữa nền giáo dục Mỹ và Việt Nam là các trường ĐH tại Mỹ chú trọng đào tạo một con người toàn diện. Để thực hiện điều này, họ đã áp dụng một cấu trúc chương trình học đặc biệt cho các sinh viên của mình. Cụ thể, tổng số môn học chuyên ngành chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng số lớp trong 4 năm đại học. Phần còn lại sẽ dành cho các nội dung được xem là không kém phần quan trọng khác như kiến thức xã hội, kỹ năng mềm hay các tiết thực hành…

Trong khi đó, nền giáo dục Việt Nam và châu Á nói chung đặt nặng tính hàn lâm và lý thuyết hơn. Sinh viên Việt Nam không có nhiều cơ hội thực hành toàn diện trong thời gian học, đây là một bất lợi lớn so với các sinh viên quốc tế được đào tạo và rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng thực tiễn ngay khi còn trên giảng đường.

Đây có thể là một trong những nguyên nhân lý giải cho việc tỷ lệ cử nhân thất nghiệp tăng cao. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong quý III/2018, cả nước có 527.800 lao động thanh niên thất nghiệp, trong đó, nhóm lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 43%. Trong một nghiên cứu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chủ trì năm 2019 khảo sát trên 1180 sinh viên, lựa chọn giữa các nguyên nhân khách quan làm sinh viên chưa thích ứng được với môi trường doanh nghiệp, nguyên nhân “Nội dung học tập ở nhà trường ít chú trọng thực hành, mà nặng về lý thuyết” chiếm phần lớn với 49,2% sinh viên lựa chọn.

Học ở Việt Nam làm sao để không "tụt hậu" so với sinh viên quốc tế? ảnh 1

Đào tạo toàn diện là mục tiêu của các nền giáo dục phát triển

Nguyên nhân tiếp theo được đề cập là “Chưa có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp” (chiếm 31,4%). Quả thực, các doanh nghiệp Việt Nam ít có nhu cầu nhận sinh viên thực tập, những chương trình Management Trainee (Quản trị viên tập sự) thường chỉ thấy ở các công ty nước ngoài. Quy trình để thỉnh giảng một người làm trong doanh nghiệp cũng khá rắc rối vì quy định bằng cấp với người đứng lớp. Trong khi nhà trường đào tạo theo chương trình đã được phê duyệt, do nhà trường trình lên. Người duyệt chương trình đó cũng xuất thân từ trường, không gắn kết nhiều với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp gần như đứng ngoài cuộc trong hệ thống giáo dục bậc cao.

Trong khi đó tại nền giáo dục ở các quốc gia phát triển, sinh viên được tiếp xúc với những cá nhân xuất sắc ở các đơn vị, doanh nghiệp từ sớm. Anh Trịnh Đức Minh, du học sinh Việt Nam tại Harvard cho biết: “Harvard là trường ĐH nghiên cứu lâu đời nên thu hút được nhiều học giả nổi tiếng và lãnh đạo hàng đầu.…Mình đã từng gặp bác Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng biên tập Vietnamnet khi bác làm nghiên cứu ở đây. Việc tiếp xúc trực tiếp với những người này cho sinh viên rất nhiều kiến thức bổ ích, thực tế, sâu rộng”.

2. Biến thách thức thành lợi thế

Vậy, bài toán đặt ra đối với sinh viên Việt Nam là cần tìm ra môi trường rèn luyện kỹ năng làm việc và tiếp xúc với các doanh nhân thực tiễn ngay từ khi còn trên ghế giảng đường. Sinh viên Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra lợi thế “xuất phát sớm” so với sinh viên quốc tế nếu biết cách tối ưu hóa thời gian của bản thân vào các hoạt động tạo ra giá trị. Nắm bắt được nhu cầu đó của xã hội, Trường Doanh nhân CEO Việt Nam đã ra đời với mục tiêu kiến tạo chủ doanh nghiệp tương lai và phương pháp cốt lõi nằm ở việc đào tạo toàn diện cho sinh viên từ kiến thức cơ bản đến thực tiễn.

Về kiến thức cơ bản: Sinh viên theo học chương trình cao đẳng chính quy của Bộ giáo dục và Đào tạo nhằm đảm bảo nền tảng kiến thức theo hệ thống giáo dục Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng với các lĩnh vực như kinh doanh thì phần kiến thức này là không cần thiết nhưng Trường Doanh nhân CEO Việt Nam lại có quan điểm khác, vì chúng ta là những người đang và sẽ làm việc, kinh doanh,…tại Việt Nam nên việc có khung nền tảng học thuật cơ bản theo hệ thống giáo dục nước nhà là điều không thể thiếu.

Về kiến thức thực tiễn: Song song với việc học chương trình Cao đẳng chính quy (chiếm khoảng 20% tổng thời lượng đào tạo), kiến thức thực tế là phần được Nhà Trường chú trọng nhất. 100% đội ngũ giảng viên của Trường Doanh nhân CEO Việt Nam là các chủ doanh nghiệp, nhân sự cấp cao tại các công ty, tập đoàn lớn. Những bài giảng họ mang đến chứa đựng những kinh nghiệm thực tế quý báu, bài học xương máu mà chỉ có những doanh nhân đã từng trải qua mới có thể truyền đại lại tới sinh viên. Có rất nhiều giảng viên – doanh nhân đã gắn bó với Trường từ nhiều năm nay:

● Thầy Nguyễn Ngọc Tùng – Giám đốc Công ty CP Du lịch Danh Lam

● Thầy Lê Lương Toản – CEO Công ty TNHH ILABY VIỆT NAM

● Thầy Phan Quang Thịnh – Giám đốc Công ty TNHH Zenstore Việt Nam

● …

Thấu hiểu được tình trạng sinh viên mới ra trường khó thích nghi với môi trường làm việc, Trường đã bố trí thực tập cho sinh viên ngay từ năm học thứ 2 tại các Doanh nghiệp đối tác của Trường, kết thúc 3 năm học sinh viên vừa đảm bảo kiến thức vừa có 2 năm kinh nghiệm đi làm, thành thạo cả những kỹ năng chuyên môn lẫn các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, tin học văn phòng,…từ đó có thể bắt nhịp công việc ngay và quá trình thăng tiến được đẩy nhanh.

Học ở Việt Nam làm sao để không "tụt hậu" so với sinh viên quốc tế? ảnh 2

Sinh viên Trường Doanh nhân CEO Việt Nam được mời làm việc tại nhiều doanh nghiệp

Có thể thấy, học sinh lựa chọn học tại Việt Nam không những không bị “tụt hậu” so với sinh viên quốc tế mà còn có thể tạo ra lợi thế cho bản thân nhờ việc rút ngắn thời gian rèn luyện. Bên cạnh việc lựa chọn được ngôi trường phù hợp với phương pháp đào tạo “đúng và trúng”, sự rèn luyện và nỗ lực của người trẻ vẫn là quan trọng nhất. Tính chủ động và tinh thần cầu thị, cùng với sự đồng hành của Nhà trường chính là những yếu tố quyết định việc một người trẻ có nhanh chóng thích nghi với doanh nghiệp và sớm đạt được thành tựu hay không.

Trường Doanh nhân CEO Việt Nam thành lập từ năm 2015 được sáng lập bởi Ông Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Holding, người sở hữu hệ thống 10 công ty thành viên hoạt động đa ngành trên nhiều lĩnh vực. 100% sinh viên được bố trí việc làm sau 3 năm với mức lương từ 8.000.000đ/tháng. Năm học 2021 – 2022, Trường tuyển sinh 4 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Quản trị nhân sự; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Huấn luyện khởi nghiệp.

Thông tin tuyển sinh Trường Doanh nhân CEO Việt Nam:https://truongdoanhnhanceovietnam.edu.vn/

MỚI - NÓNG
Thông tin 'nóng' về hồ thủy điện Thác Bà
Thông tin 'nóng' về hồ thủy điện Thác Bà
TPO - Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, đến 9h sáng nay (11/9), lượng nước về hồ chứa thuỷ điện Thác Bà đã giảm xuống còn 3150 m3/s, tổng lưu lượng xả là 3200 m3/s (lượng xả nhiều hơn nước về hồ). Thủy điện đã mở 3/3 cửa xả theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sẵn sàng phương án ứng phó để đảm bảo an toàn đập.