Trường ĐH Dược Hà Nội. |
Các trường đào tạo ngành này còn có hệ sau đại học như: Bào chế, Công Nghiệp Dược, Quản lý và Kinh tế Dược, Dược Lâm Sàng, Dược Liệu và Dược Cổ Truyền.
Tại trường ĐH Dược Hà Nội cũng phân ngành. Việc học theo các chuyên ngành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra trường của sinh viên. Trong đó, phần lớn sinh viên chọn nhóm chuyên ngành Kinh tế Dược, vì dễ tìm được việc lương cao.
Yêu cầu về ngoại ngữ: Đạt trình độ Tiếng Anh tương đương với 400 điểm TOEFL ITP hoặc tiếng Đức/Nga/Pháp/Trung có trình độ tương ứng. Có khả năng giao tiếp thông thường và khai thác sử dụng được tài liệu chuyên ngành.
Về tin học: Vận dụng được các kiến thức cơ bản của tin học trong soạn thảo, trình bày văn bản, tính toán và thống kê; có khả năng tiếp cận, sử dụng một số phần mềm thông dụng trong lĩnh vực Y - Dược; có khả năng khai thác và sử dụng được dịch vụ cơ bản của Internet trong tìm kiếm và trao đổi thông tin.
Về chuyên môn: Có kiến thức khoa học cơ bản, y dược học cơ sở và có phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học; có kiến thức chuyên môn cơ bản về sản xuất, đảm bảo chất lượng, cung ứng, tư vấn sử dụng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
Có kiến thức bổ trợ về một trong các lĩnh vực sau: Sản xuất và phát triển thuốc (các phương pháp sản xuất nguyên liệu làm thuốc, xây dựng công thức, bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường); Dược lâm sàng (sử dụng thuốc hợp lý).
Quản lý và kinh tế dược (quản lý, kinh doanh, cung ứng trong lĩnh vực dược); đảm bảo chất lượng thuốc (đảm bảo chất lượng thuốc và các phương pháp đánh giá chất lượng dược phẩm); dược liệu và dược cổ truyền (bảo tồn, khai thác, nuôi trồng, chế biến và sản xuất các thuốc có nguồn gốc dược liệu).
Kỹ năng cứng: Tham gia tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực: sản xuất, đảm bảo chất lượng, tồn trữ, cung ứng và tư vấn sử dụng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Triển khai được các hoạt động khoa học công nghệ trong các lĩnh vực trên.
Biết cách triển khai thực hiện các văn bản pháp quy về dược và kiểm tra việc thực hiện văn bản đó; xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và chương trình y tế quốc gia.
Tư vấn và hướng dẫn cho nhân viên y tế và cộng đồng về thuốc; thu thập, tổng hợp, đánh giá và phổ biến thông tin liên quan đến thuốc và sức khỏe.
Điểm chuẩn 2010 của ĐH Dược là 23,5 điểm ĐH Y dược Cần Thơ ngành Dược: 23 điểm ĐH Y dược TP.HCM là 24 điểm ĐH Y dược Huế: 22 điểm ĐH Y dược Thái Nguyên: 21 điểm |
Có thêm kỹ năng về một trong các lĩnh vực sau: Sản xuất và phát triển thuốc (tham gia tổ chức và sản xuất được một số thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng); Dược lâm sàng (phân tích được cách dùng thuốc trong một số ca lâm sàng; tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý cho nhân viên y tế và bệnh nhân; thực hiện được quy trình thông tin thuốc).
Quản lý và kinh tế dược (thực hiện được các phương pháp, các chức năng quản lý và kinh tế dược trong lựa chọn, mua sắm, phân phối, sử dụng thuốc và các dịch vụ y tế phù hợp với từng địa phương, đơn vị).
Đảm bảo chất lượng thuốc (đo lường và xử lý được các số liệu trong quá trình đảm bảo chất lượng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, tham gia xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và thẩm định phương pháp kiểm nghiệm); dược liệu và dược cổ truyền (phân biệt, chế biến, sản xuất, tư vấn và hướng dẫn sử dụng được một số dược liệu và chế phẩm có nguồn gốc dược liệu).
Kỹ năng mềm: Có khả năng giao tiếp, viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán và làm chủ tình huống; tổ chức và quản lý được các nguồn lực, dịch vụ cũng như môi trường làm việc; Thiết lập kế hoạch và quản lý thời gian làm việc một cách hiệu quả; có khả năng tổ chức và làm việc theo nhóm.
Yêu cầu về thái độ: Có động cơ học tập và làm việc đúng đắn, nhận thức được nhu cầu cập nhật kiến thức liên tục; có đạo đức nghề nghiệp, hành nghề đúng pháp luật, trung thực, khách quan. Có trách nhiệm công dân, ý thức cộng đồng; có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp; nhận thức rõ và có ý thức bảo vệ môi trường.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp: Đảm nhiệm các vị trí công tác dược trong các cơ quan quản lý, cơ sở điều trị, sản xuất, kinh doanh, kiểm tra giám sát chất lượng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng có yêu cầu sử dụng dược sỹ trình độ đại học.
Có khả năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý trong các đơn vị đào tạo và nghiên cứu chuyên môn y dược.