Hoạt hình- giải pháp cho phim lịch sử?

Hoạt hình- giải pháp cho phim lịch sử?
Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam chuẩn bị thực hiện dự án làm phim lịch sử  bằng hoạt hình, dự kiến ra mắt cuối năm 2005. Có người cho đây là một giải pháp cho phim lịch sử(?)

Hướng tới 1.000 năm Thăng Long, điện ảnh lại rộn rịp với đề tài lịch sử. Liệu trong 4 năm tới, các nhà làm phim có thể cho ra đời những bộ phim lịch sử xứng đáng?

Vẫn biết khó  mà so sánh nền điện ảnh còn mang tính “hợp tác xã” của mình với điện ảnh công nghiệp của các nước phát triển trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc… Nhưng quả thật, khi xem lại những bộ phim về đề tài lịch sử, không kể phim lịch sử phong kiến mà cả những bộ phim chiến tranh của điện ảnh nước nhà, không khỏi buồn bởi cái sự phim không ra phim, sân khấu không ra sân khấu. Và sự thiếu thốn nghèo nàn mọi mặt đã làm cho những bộ phim đề tài lịch sử nhanh chóng bị lãng quên.

Có rất nhiều nguyên do để khó làm nổi một phim lịch sử hay, trước hết là khâu kịch bản. Quá ít tác phẩm văn học về đề tài lịch sử, nguồn tư liệu thì nghèo nàn, không đầy đủ và không biết có chuẩn xác không!

Thêm vào đó là sự “tham” của các đạo diễn khi luôn muốn làm một phim quá nhiều sự kiện to tát để hoành tráng nhưng cuối cùng thì mọi sự kiện ấy đều rất mờ nhạt vì bị loãng và không được khai thác triệt để. Tại sao không làm chỉ một lát cắt trong sự kiện lịch sử nào đó, hay một mặt cuộc sống của một nhân vật lịch sử.

Ví dụ “Nguyễn ái Quốc ở Hông Kông”. Hỏi đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi-  rằng ông có định làm  phim lịch sử nữa sau “Nguyễn ái Quốc ở Hồng Kông”, ông trả lời thấy ngại và nếu làm ở Việt Nam thì có lẽ không đủ sức.

Gần đây, tiểu thuyết lịch sử “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo khá gây xôn xao, một số đạo diễn muốn chuyển thể điện ảnh nhưng nhà văn Võ Thị Hảo từ chối vì  thiếu tin tưởng các đạo diễn. Hầu hết đạo diễn rất ngại làm phim đề tài lịch sử, họ sợ “búa rìu dư luận” khi phim ra đời trong hoàn cảnh kinh tế còn rất eo hẹp, không có trường quay, đạo cụ- phục trang thì chắp vá...

Xem phim lịch sử của Việt Nam, trang phục dường như đều mượn của sân khấu, rất nghèo nàn cũ kỹ…

MỚI - NÓNG