Nữ hoàng Anh trong lễ thượng thọ 80 tuổi (2006) |
Tổng cộng, khoản tiền cơ bản dùng để duy trì chính thể quân chủ tại Anh trong năm 2008 là 41,5 triệu bảng Anh (tăng 1,5 triệu bảng so với năm 2007).
Con số này chưa bao gồm những khoản chi cho cảnh sát và quân đội để đảm bảo an ninh cho Hoàng gia. Khoản tiền này không bao giờ thông báo công khai, nhưng theo ước tính là chừng vài chục triệu bảng.
Các khoản chi lớn đều được báo cáo cụ thể. Chẳng hạn, Hoàng gia Anh chi 700 ngàn bảng để mua sắm đồ gỗ và các vật dụng nội trợ, 1,1 triệu bảng để ăn uống và 6,5 triệu bảng cho những chuyến đi lại.
Chi phí cho hệ thống điện toán là 400 ngàn bảng (gấp đôi so với năm 2007), trong đó phần lớn số tiền được dùng để thiết kế và khởi động trang chủ mới.
Từ báo cáo trên, các “thần dân” Anh cũng được biết thêm là ngoài khoản chi 41,5 triệu bảng, Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ nhị còn lấy 6 triệu bảng từ một quỹ dự phòng chi các khoản chi của gia đình Hoàng gia.
Ngoài ra, gia đình Hoàng gia vẫn mang tính biểu tượng của “Chú sư tử già” đối với thế giới, nhất cử nhất động của mọi thành viên trong Hoàng gia Anh luôn là đề tài được quan tâm trên trang nhất của các tờ báo giải trí.
Do đó, khoản tiền hơn 40 triệu Euro kể trên để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của Hoàng gia, được coi là không lớn, ngay cả trong hoàn cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.
Anh là một quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến, với nguyên thủ quốc gia - trên lý thuyết cũng như trên danh nghĩa - nắm các quyền hành pháp, tư pháp và lập pháp, hiện tại là Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị.
Đến nay, vương quyền của Nữ hoàng thực chất chỉ còn mang tính nghi lễ, mặc dù Elizabeth Đệ nhị vẫn nắm trong tay các quyền được tư vấn, quyền tư vấn và quyền cảnh cáo.
Thủ tướng đương nhiệm, ông Gordon Brown, hàng tuần vẫn phải hiện diện tại các phiên họp kín để nghe Nữ hoàng thể hiện quan điểm của mình.
Nam Long
Theo index.hu