Hoàn thiện bản đồ ô nhiễm bom mìn trên cả nước

0:00 / 0:00
0:00
Hiện, Việt Nam có khoảng 1/5 diện tích bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh.
Hiện, Việt Nam có khoảng 1/5 diện tích bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh.
Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (BCĐ 701) cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ tồn lưu bom mìn, khoanh vùng các khu vực khẳng định ô nhiễm bom mìn.

Về phương hướng, nhiệm vụ thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 về khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh, BCĐ 701 cho biết: Thời gian tới, sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác khắc phục hậu quả bom, mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh, bảo đảm an toàn đối với con người, môi trường, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; điều tra bổ sung, hoàn thiện bản đồ tồn lưu bom mìn trên phạm vi toàn quốc…

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam đối với con người và môi trường; nâng cao nhận thức của người dân để chủ động phòng tránh tai nạn bom mìn; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền về công tác khắc phục hậu quả bom mìn.

Xây dựng, trình Chính phủ ban hành kế hoạch quốc gia giai đoạn 2021- 2030 về khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam. Với mục tiêu rà phá được khoảng 100.000 ha/năm đất có tồn lưu bom, mìn, vật nổ.

Tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam từ nguồn vốn trong nước và vốn viện trợ ODA, bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ; Xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin về bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam; khảo sát kỹ thuật, khoanh vùng các khu vực khẳng định ô nhiễm bom mìn.

Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong nước, quốc tế, tăng cường xã hội hóa để thu hút sự quan tâm, ủng hộ, tham gia của các nước, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học đối với con người và môi trường ở Việt Nam.

Cũng theo BCĐ 701, giai đoạn 2016-2020, các bộ ngành, địa phương đã khảo sát, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên phạm vi toàn quốc. Qua đó cho thấy, tổng diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh vẫn chiếm gần 1/5 diện tích đất đai cả nước. Bên cạnh nguồn vốn trong nước, các bộ ngành, địa phương đã vận động tài trợ quốc tế để triển khai công tác khắc phục hậu quả bom mìn. Mỗi năm, có khoảng 30-50 nghìn hécta đất được rà phá bom mìn, với tổng kinh phí trong 10 năm qua khoảng 12.614 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước bố trí khoảng 10.417 tỷ đồng, nguồn viện trợ không hoàn lại khoảng 2.197 tỷ đồng.

Đến nay, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của các nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học đã được cải thiện qua các chương trình, dự án, hoạt động của Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế. Đã xây dựng thí điểm các mô hình trợ giúp sinh kế cho nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng tại Thanh Hóa, Đà Nẵng, và tổ chức chia sẻ, nhân rộng mô hình tại các địa phương khác. Hiện, đã có khoảng 100 cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật, nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học. Tính đến nay, số lượng nạn nhân bom mìn và đối tượng hưởng lợi khác được hỗ trợ trên 5.800 lượt.

Các tổ chức như Quỹ Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam cũng tích cực đẩy mạnh hoạt động tặng quà, hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bom mìn từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Trong 5 năm qua, số lượng các đối tác quốc tế tham gia vào lĩnh vực khắc phục hậu quả chất độc hóa học và bom mìn đã tăng lên, đồng thời nguồn vốn tài trợ cũng đa dạng hơn.

MỚI - NÓNG
Thời tiết Hà Nội sau đêm tâm bão đi qua
Thời tiết Hà Nội sau đêm tâm bão đi qua
TPO - Thủ đô Hà Nội chịu ảnh hưởng của bão số 3 ( tên quốc tế YAGI) tác động trực tiếp khi nằm trên trục di chuyển của cơn bão sau khi đổ bộ đất liền. Trong 24 giờ qua Hà Nội có mưa dông và gió giật dữ dội, dự báo trong ngày 8 - 9/9 khu vực vẫn nằm trong ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão.