1. Dầu gió
Cách làm nhanh, tiện lợi nhất đó là dầu gió xoa bóp vết bầm tím để giảm đau và giảm sưng huyết bầm tím hiệu quả.
2. Chườm ấm
Khi bị tổn thương, máu khó lưu thông nên bị tụ lại gây bầm tím. Khi chườm ấm, nhiệt độ cao sẽ giúp máu lưu thông nhanh hơn, xóa tan vết máu tụ nhanh chóng.
Chườm ấm là biện pháp khá thích hợp với trẻ nhỏ và người già vì 2 đối tượng này dễ bị hạ thân nhiệt nếu ta chọn phương pháp chườm đá lạnh.
3. Chườm đá
Chườm đá là phương pháp trị vết bầm tím hay chơi thể thao sử dụng để làm giảm vết bầm tím và đau nhức nhanh chóng, bởi vì chườm đá lạnh sẽ giúp ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và dây thần kinh ở vị trí bầm tím do đó giảm đau, đồng thời làm giảm bớt sự xung huyết tại chỗ bầm tím.
Bạn chỉ cần cho vài viên đá và chiếc khăn mỏng, day qua day lại chỗ bầm khoảng 15-20 phút sẽ có tác dụng ngay tức thì.
Đây là cách thích hợp cho người khỏe mạnh, không bị nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Lăn trứng gà
Để giảm đau và mờ vết bầm tím, khi luộc một quả trứng gà còn ấm, lăn qua lăn lại nhiều lần trên vết đau. Cách làm dân gian này rất hiệu quả đấy nhé!
5. Mật gấu
Mật gấu có tính nóng giúp làm tan máu bầm, giảm thâm tím, sưng viêm. Sử dụng mật gấu để xoa bóp 2-3 lần mỗi ngày để có kết quả như mong đợi.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng mật gấu chỉ sử dụng với vết thương kín; mật gấu nên được pha loãng trước khi sử dụng vì tính năng cao của mật gấu dễ khiến gây kích ứng da, khó chịu nếu dùng mật gấu đặc bôi trực tiếp lên da. Rượu mật gấu cũng là một cách sử dụng loãng được dân gian tin tưởng sử dụng.
Nhưng, hiện nay mật gấu không nên là lựa chọn ưu tiên của bạn vì tình trạng săn bắn gấu để lấy mật vô cùng tràn lan, đẩy loài này đến bờ tuyệt chủng.
6. Nha đam và ngò tây
Nha đam và ngò tây rất giàu vitamin, có tác dụng kháng sinh tốt, mau liền vết thương, thích hợp làm tan những vết bầm tím, giảm bớt sưng viêm. Hãy xay nhuyễn nha đam và ngò tây rồi trộn hỗn hợp này thoa lên vùng bầm tím mỗi ngày 3 lần để giảm đau và nhanh tan máu bầm.